Lễ hội truyền thống Đình Hà năm 2023 được tổ chức long trọng

Hình ảnh tại Lễ hội Đình Hà năm Quý Mão 2023.
Hình ảnh tại Lễ hội Đình Hà năm Quý Mão 2023.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 10 năm là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, lễ hội truyền thống Đình Hà năm 2023 được tổ chức long trọng.

Ngày 25 và 26/9 vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Quận ủy - UBND quận Cầu Giấy, Đảng uỷ - UBND - UBMTTQVN phường Dịch Vọng, Ban Quản lý Di tích phường cùng Ban tổ chức lễ hội Đình Hà đã tổ chức lễ hội truyền thống Đình Hà năm Quý Mão 2023.

Đình Hà, hay còn gọi là Đình Bối Hà, hiện nay nằm tại khu di tích Đình Chùa Hà, số 88 phố Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội, là nơi thờ tự Đại Vương Triệu Chí Thành, người có công chế tác nỏ thần, giúp vua Triệu Việt Vương dẹp tan quân Lương vào năm 550.

Trải qua nhiều năm lịch sử, với nhiều lần bị xuống cấp, Đình Hà đã được chính quyền các cấp, địa phương đầu tư tôn tạo, tu bổ, đặc biệt là vào các năm 1998, 2014, và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 2012 ngày 16/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội.

Lễ hội đình Hà được tổ chức mang đậm nét cổ truyền.

Lễ hội đình Hà được tổ chức mang đậm nét cổ truyền.

Tham dự lễ hội có sự hiện diện của Bà Trần Thị Phương Hoa, Thành uỷ viên, Bí thư Quận Uỷ Cầu Giấy, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các ban ngành quận Cầu Giấy, lãnh đạo HĐND, UBND phường Dịch Vọng.

Thay mặt ban tổ chức, Ông Nguyễn Việt Trung – chủ tịch UBND phường Dịch Vọng đã đọc tuyên bố khai mạc tại lễ hội.

Ông Nguyễn Việt Trung, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng phát biểu khai mạc lễ hội.

Ông Nguyễn Việt Trung, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng phát biểu khai mạc lễ hội.

Lễ hội truyền thống Đình Hà được diễn ra trong 2 ngày với các nghi lễ truyền thống long trọng, đặc biệt là nghi thức rước kiệu từ Đình Bối Hà sang Đình Thọ Tháp, dưới sự tham gia và chứng kiến của đông đảo bà con dân làng, và khách thập phương.

Hiện nay, đình và chùa Hà thường niên tổ chức nhiều lễ hội lớn như: Ngày 11 tháng Giêng âm lịch - kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành; Ngày 12/2 âm lịch là ngày vào đám cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa, người khỏe của nhiều. Trong lễ hội thường diễn ra các tiết mục như đánh cờ người, đánh đu, kéo co, hát cửa đình, múa sư tử,…; Ngày 12/8 âm lịch là kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các bạn trẻ cùng nhau đồng lòng quảng bá di sản văn hóa Việt trên nền tảng số. (Ảnh: Thái Sơn)

Quảng bá mạnh mẽ di sản Việt Nam trên nền tảng số

(PLVN) - “Đổi mới và bảo tồn di sản trong thế giới số” là chương trình triển khai các hoạt động đưa di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản, kết hợp công nghệ biến những giá trị truyền thống trở thành nguồn cảm hứng sống động, “quốc tế hóa” di sản Việt.

Đọc thêm

Kiến trúc Hà Nội trong 'dòng chảy'công nghiệp văn hóa

Toàn cảnh Hà Nội xưa. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, công trình kiến trúc - nghệ thuật độc đáo, có thể trở thành những không gian sáng tạo, được kỳ vọng hòa cùng sự phát triển công nghiệp văn hóa, Thành phố sáng tạo.

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'
(PLVN) - Cây cầu Long Biên là một điểm nhấn của Hà Nội mà ai ghé Thủ đô đều tới đó một lần. Đã 2 thế kỷ trôi qua, cây cầu đã chứng kiến biến đổi lịch sử của nước nhà từ Pháp thuộc, đến độc lập, đến chiến tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Ngược dòng lịch sử để chúng ta tìm hiểu câu chuyện người thợ Việt Nam xây dựng cây cầu mang tên “Paul Doumer”, nay là cầu Long Biên.

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Hơn 300 nghệ sĩ hội tụ, sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
(PLVN) - Tối 29/3 (tức mùng 1/3 Âm lịch) sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cội" tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện mở màn, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong nhiều ngày trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau
(PLVN) - Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/4 (nhằm mùng 4/3 – 6/3 âm lịch năm 2025), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ trở thành 'lễ hội kiểu mẫu'

Rước kiệu truyền thống - nghi lễ quan trọng mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: Vũ Tuân)
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thành “lễ hội kiểu mẫu” tạo điều kiện cho đồng bào, du khách về dâng hương bái Tổ và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc.

Độc đáo mảnh đất hai vua mang đậm 'hồn' Bắc Bộ

Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...

Chi Lăng - nơi lưu giữ những chiến công chói lọi

Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Khai hội Đền Bà Triệu năm 2025

Toàn cảnh lễ khai hội Đền Bà Triệu năm 2025.
(PLVN) - Sáng 21/3, tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025; kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.

Bắc Ninh khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới phát hiện

Các thuyền được phát hiện vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.
(PLVN) -  Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.