Lễ hội Tây Thiên - Hành trình “Đến với Phật, Về với Mẫu”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên được người dân thực hành thông qua các nghi lễ, lễ hội tại các di tích thờ Quốc Mẫu Tây Thiên ( thị trấn Đại Đình , huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) hàng năm. Năm nay, do diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19, Lễ hội Tây Thiên chỉ tổ chức phần Lễ, không tổ chức phần Hội.

Ngày mai, 17/3 ( tức ngày 15/2 Âm lịch) tại sân Đền Thõng (thuộc quần thể danh thắng Tây Thiên), Lễ hội Tây Thiên chính thức được tổ chức phần nghi lễ. Theo Ban tổ chức, buổi sáng là nghi thức chồng kiệu; chủ lễ dâng hương và tuyên Chúc văn; các đại biểu lên dâng hương tại Đền, Chùa Thượng tổ chức nghi thức. Buổi chiều tại Đền Thỏng tổ chức lễ Tạ.

Trước đó, ngày 14/3/2022 (tức ngày 12/2 âm lịch), tại Đền Thượng - Chùa Thượng Tây Thiên, Ban Tổ chức Lễ hội Tây Thiên đã tổ chức Lễ Cáo.

Theo ông Ngô Chí Tuệ - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, các công tác chuẩn bị cho Lễ hội Tây Thiên đang được địa phương lên kịch bản cụ thể trong điều kiện phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Năm nay, Lễ hội Tây Thiên chỉ tổ chức phần Lễ, không tổ chức phần Hội, nhưng vẫn đảm bảo sự tôn nghiêm, gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.

Năm nay, Lễ hội Tây Thiên chỉ tổ chức phần Lễ, không tổ chức phần Hội, nhưng vẫn đảm bảo sự tôn nghiêm, gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.

Dự kiến trong những ngày đầu Xuân Nhâm Dần 2022 và Lễ hội Tây Thiên, dự kiến sẽ có hàng nghìn phật tử và du khách tới khu danh thắng Tây Thiên để du xuân, lễ bái, cầu mong bình an, sức khỏe và bình an.

Để tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, UBND huyện Tam Đảo đã chỉ đạo Ban quản Di tích Tây Thiên phối hợp với Ban Quản lý Cáp treo Tây Thiên đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch theo chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo đó, Ban quản lý Cáp treo Tây Thiên đã quán triệt nghiêm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc về việc thực hiện phun khử trùng toàn bộ hệ thống xe điện, cabin cáp treo, khu dịch vụ, khu vực công cộng, đo thân nhiệt cho cán bộ, nhân viên, phật tử, du khách.

Đồng thời, bố trí khu vực cách ly và phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan để trực tiếp theo dõi, có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện có trường hợp nhiễm COVID-19.

Từ khu vực xe điện đến khu vực cáp, treo Ban quản lý Cáp treo Tây Thiên đã bố trí nhiều bàn để dung dịch rửa tay sát khuẩn, nhắc nhở du khách đeo khẩu trang và phát khẩu trang miễn phí cho du khách không mang theo. Bên cạnh đó, hướng dẫn du khách giữ khoảng cách ngồi xe điện, cabin, hoặc sẽ bố trí ưu tiên từng đoàn khách đi một chuyến xe hoặc cabin.

Những biện pháp chủ động trong phòng chống dịch tại khu danh thắng di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên đã tạo sự an tâm, tin tưởng cho du khách trong hành trình “Đến với Phật, Về với Mẫu” trong những ngày đầu xuân.

Những biện pháp chống dịch được thực hiện nghiêm để du khách yên tâm trong hành trình “Đến với Phật, Về với Mẫu”.

Những biện pháp chống dịch được thực hiện nghiêm để du khách yên tâm trong hành trình “Đến với Phật, Về với Mẫu”.

Di tích danh thắng Tây Thiên với hệ thống đền thờ có từ hàng nghìn năm nay tại tỉnh Vĩnh Phúc được lập để tưởng nhớ công ơn Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - người trang Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bà là người đã cùng Vua Hùng Vương thứ bảy mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị. Khi còn sống, trong nước có loạn, Quốc mẫu Tây Thiên có công chiêu mộ binh sĩ, phò vương cứu nước, cứu dân. Sau khi mất, bà thường hiển linh, âm phù giúp các đời vua đánh giặc, giữ nước.

Với những công lao đó, Hoàng phi được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ tự chính tại đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Bà còn được suy tôn danh hiệu Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh Đại vương - Đệ nhất thượng đẳng Phúc Thần (vị thần tối cao bảo trợ cho dãy Tam Đảo), là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn (một trong Thánh Mẫu Tử Phủ chuyên trách cai quản, sáng tạo vũ trụ).

Để tưởng nhớ Quốc mẫu Tây Thiên, hằng năm vào ngày 15/2 âm lịch, dân trong vùng lại mở hội để cùng khách thập phương tưởng nhớ công đức, tỏ lòng biết ơn và cầu xin Quốc mẫu phù hộ cho bình an, may mắn.

Ông Dương Quang Ứng- Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Lễ hội Tây Thiên được tổ chức từ ngày 14 đến 17/2 Âm lịch.

Hằng năm, Lễ hội được tổ chức bao gồm phần lễ và phần hội với các trò chơi, trò diễn, diễn xướng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ buổi đầu sơ khai thời các Vua Hùng dựng nước, gắn với tín ngưỡng phồn thực và các làn điệu dân ca, dân vũ của người Việt, của dân tộc thiểu số Sán Dìu định cư chân núi Tam Đảo.

Trong đó ngày Lễ chính 15/2 Âm lịch thực hiện các nghi lễ: Lễ tế - Lễ rước - Lễ dâng hương để nhân dân đến với Tây Thiên lễ Phật, lễ Mẫu không những cảm nhận được công đức của Quốc Mẫu đối với quê hương đất nước, trong tâm thức bao dung, thánh thiện được hành hương về với Mẹ - Quốc Mẫu được thể hiện qua giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà còn với ý nghĩa trở về cội nguồn.

“Năm nay, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, Lễ hội được tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo sự tôn nghiêm, gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Những biện pháp chủ động trong phòng chống dịch tại khu danh thắng di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên sẽ tạo sự an tâm, tin tưởng cho du khách trong hành trình “Đến với Phật, Về với Mẫu” trong những ngày đầu xuân” - Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc chia sẻ.

Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2367/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên, thuộc thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là di tích quốc gia đặc biệt;

Ngày 14/01/2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 176/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên.

Hai di sản văn hóa đặc biệt này không chỉ là niềm vinh dự, tự hào đối với nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc mà còn là trung tâm văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, du lịch hàng đầu của đất nước Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não

(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.