Lễ hội Sơn Tra lần đầu tổ chức tại Mù Cang Chải

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2024 là năm đầu tiên huyện Mù Cang Chải – Yên Bái tổ chức Lễ hội Sơn tra gắn với chương trình mừng Tết Độc lập 2/9 và Lễ hội mùa vàng, gồm nhiều hoạt động hấp dẫn.

Theo kế hoạch mới nhất được UBND huyện Mù Cang Chải – Yên Bái công bố, các hoạt động mừng Tết Độc lập 2/9, "Lễ hội sơn tra" lần thứ nhất và "Lễ hội mùa vàng" năm 2024 được bổ sung thêm nhiều hoạt động đặc sắc nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Theo đó, mở đầu cho các hoạt động mừng Tết Độc 2/9 là Hội thi Nghệ thuật quần chúng các đội văn nghệ bản sắc của các xã, thị trấn trong huyện được khai mạc vào lúc 20h ngày 31/8 tại Sân tiểu khuân viên thị trấn Mù Cang Chải, với nhiều tiết mục đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.

Trung tâm huyện Mù Cang Chải diễn ra nhiều hoạt động quảng bá du lịch 2024. Ảnh: Đức Tuyển.

Trung tâm huyện Mù Cang Chải diễn ra nhiều hoạt động quảng bá du lịch 2024. Ảnh: Đức Tuyển.

Các hoạt động thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, hội thi đan lát các sản phẩm từ tre, trúc và Festival dù lượn "Bay trên miền danh thắng" sẽ diễn ra vào 8h ngày 1/9.

Đặc biệt, hoạt động Chợ phiên vùng cao được tổ chức ngày 31/8 – 3/9 dọc hành lang con suối Nậm Kim, nhằm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản, văn hóa, ẩm thực dân tộc trên địa bàn huyện.

Vào 20h ngày 6/9, chương trình "Lễ hội Sơn tra" huyện Mù Cang Chải lần thứ nhất và "Lễ hội mùa vàng" năm 2024 chính thức được khai mạc. Tâm điểm của sự kiện sẽ là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Huyền thoại sơn tra” cùng 6 đoàn diễu diễn đường phố biểu diễn các điệu dân vũ mang đậm nét văn hóa dân tộc Mông, Thái của huyện Mù Cang Chải và xe chở mô hình quả, cây sơn tra, các sản phẩm chế biến từ sơn tra.

Cũng trong dịp này, huyện Mù Cang Chải sẽ công bố quyết định của Cục bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các lễ hội được công nhận gồm "Lễ hội Mùa Vàng” "Festival dù lượn bay trên miền danh thắng”, "Lễ hội giã bánh dày” và Quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam.

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội, huyện Mù Cang Chải còn tổ chức Hội thi ẩm thực "Hương vị sơn tra", hội thi dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải; tổ chức các gian hàng trưng bày giới thiệu quả sơn tra và các sản phẩm chế biến từ sơn tra của các địa phương, kết hợp thi trang trí không gian trưng bày đẹp.

Đồng thời, loạt các hoạt động gắn với du lịch cũng được tổ chức trong dịp này, gồm giải chạy Marathon "MU CANG CHAI ULTRA TRAIL” năm 2024, Lễ mừng cơm mới của đồng bào Mông; tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; tổ chức các hoạt động văn nghệ bản sắc và các tối thứ 7 hàng tuần; cùng các tour du lịch trải nghiệm.

Với người dân Mù Cang Chải, Sơn tra không chỉ là trở thành biểu tượng mà còn là cây giúp phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Thanh Miền.

Với người dân Mù Cang Chải, Sơn tra không chỉ là trở thành biểu tượng mà còn là cây giúp phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Thanh Miền.

Đáng chú ý, nhằm tạo điểm nhấn cho không gian du lịch, huyện Mù Cang Chải còn tổ chức trang trí bình Sơn Tra tại không gian tiểu khuôn viên và dọc theo tuyến quốc lộ 32 thuộc địa bàn thị trấn Mù Cang Chải.

Ông Trịnh Thế Bình, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết, đây là lần đầu tiên Mù Cang Chải tổ chức lễ hội Sơn tra nhằm tiếp tục tôn vinh giá trị di tích, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm đặc sắc của địa phương. Thông qua đó, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch, thu hút sự chung tay của xã hội trong phát triển du lịch, hướng tới mục tiêu xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện”.

Cây Sơn Tra hay còn gọi là táo mèo, là loài cây mọc tự nhiên, tới nay đã được người dân tập trung đầu tư phát triển, mở rộng diện tích, trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn đất, tạo môi trường sinh thái bền vững, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.

Năm 2023, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã có trên 6.000 ha cây sơn tra, vừa mọc tự nhiên, vừa được trồng tại khu vực đồi núi thấp, trong đó trên 3.000 ha đã cho thu hoạch với sản lượng 3.000 tấn mỗi năm. Diện tích trồng cây sơn tra tập trung chủ yếu ở các xã Nậm Có, Nậm Khắt, Lao Chải, Púng Luông, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Chế Tạo.

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.