Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với những giá trị to lớn và nét độc đáo, năm 2023, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn đã được ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Sáng 27/4, tại khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn, (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023, kỷ niệm 1018 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành và vinh dự đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền thờ Lê Hoàn.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội đền thờ Lê Hoàn cho tỉnh Thanh Hóa.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn cho tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Quách Du)
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn cho tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Quách Du)

Sau các nghi thức phần lễ, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã đánh trống khai hội Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023. Phần hội được mở đầu bằng các chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề: “Hoàng đế Lê Đại Hành – Chiến công ghi mãi ngàn năm”.

Theo sử sách ghi chép: Lê Hoàn xưng Đế vào năm Canh Thìn (năm 980), sau đó vua thân chinh đi đánh giặc và đã lập nên chiến công hiển hách phá Tống, bình Chiêm – mãi mãi là niềm tự hào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Không chỉ tài thao lược, đánh trận, trong suốt thời gian trị vì, Hoàng đế Lê Đại Hành còn thể hiện tài năng ngoại giao xuất sắc và được xem là người đã đặt nền móng ngoại giao cho nước Việt với các quốc gia lân bang. Đồng thời, Hoàng đế Lê Đại Hành đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ vượt bậc, làm cho đất nước luôn bình yên, cuộc sống của Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Năm Ất Tỵ (năm 1005), Hoàng đế Lê Đại Hành băng hà, thọ 64 tuổi. Để tỏ lòng tri ân công đức cao dày của Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành đối với dân tộc, sau khi Hoàng đế băng hà, Nhân dân đã lập đền thờ ở nơi sinh ra ông để thường xuyên thờ phụng. Cùng với xây dựng đền thờ, các thế hệ người dân trong vùng đã hình thành và phát triển nên một lễ hội đặc sắc - Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Lễ hội được thể hiện qua các nghi lễ truyền thống tái hiện lại nhiều tục lệ rất độc đáo gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân dưới triều Hoàng đế Lê Đại Hành, các “Trại binh thời Lê Hoàn”, tổ chức nhiều trò chơi, trò diễn dân gian... Với những giá trị to lớn và nét độc đáo, năm 2023, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn đã được ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.