Lễ hội Chọi trâu - nét độc đáo của cư dân miền biển Hải Phòng

Lễ rước nước Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023 được thực hiện trang trọng tại khu vực đền Nghè sáng 21/9 - một nghi lễ quan trọng trước khi bước vào ngày lễ quan trọng nhất là Lễ hội Chọi trâu.
Lễ rước nước Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023 được thực hiện trang trọng tại khu vực đền Nghè sáng 21/9 - một nghi lễ quan trọng trước khi bước vào ngày lễ quan trọng nhất là Lễ hội Chọi trâu.
(PLVN) - “Dù ai buôn đâu bán đâu/Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về” - câu ca cổ lưu vang trên vùng đất biển Hải Phòng như một minh chứng về Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn - lễ hội độc đáo nhất vùng Duyên hải Bắc Bộ, nguồn cội của đời sống tâm linh người miền biển Đồ Sơn (Hải Phòng) đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước…

Đời sống tâm linh người dân miền biển

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn hay còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn (Hải Phòng). Những truyền thuyết về Lễ hội này thì có rất nhiều, mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau như: Thần tích Tước Điểm Đại Vương - vị thần được người dân Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên (các xã của huyện Đồ Sơn - nay là quận Đồ Sơn) tôn thờ. Theo thần tích, dưới chân núi Tháp, thuộc địa phận xã Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn, trước cửa đền có hai con trâu chọi nhau.

Hay huyền tích Quận He Nguyễn Hữu Cầu - người hùng áo vải đã cùng người dân vạn chài phất cờ chống lại phong kiến thối nát tàn bạo thời kỳ 1741 - 1751. Mỗi khi đánh trận thắng ông thường mổ trâu khao quân. Những con trâu dứt dây lao ra, chọi nhau quyết liệt. Quân sĩ thấy thế hứng khởi reo hò vang dội. Kể từ đó, hàng năm, Nguyễn Hữu Cầu mở hội chọi trâu để cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ…

Lễ rước nước Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023.

Lễ rước nước Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2023.

Lễ hội có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển, gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần cùng thể chất đặc biệt của người dân miền biển hàng ngày đối diện với biển khơi và bão tố để mưu sinh.

Với những ý nghĩa văn hóa tâm linh và giá trị truyền thống độc đáo, Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn được chính quyền khôi phục từ năm 1990 và tổ chức chính hội quy mô vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Hơn 30 năm qua, chính quyền và người dân Đồ Sơn, đặc biệt là các nghệ nhân dân gian luôn ý thức phục hồi vốn cổ cùng với việc điều chỉnh các nghi lễ, tập tục cho phù hợp hơn với nếp sống đương đại.

Bảo đảm an ninh, an toàn du khách tham gia Lễ hội

Năm 2023 - sau 11 năm được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn sẽ được tổ chức đúng hẹn, tiếp tục mạch thể thao đầy tinh thần thượng võ của người miền biển Hải Phòng, cùng nhiều đổi mới văn minh và hiện đại.

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn được xem là lễ hội độc đáo nhất vùng Duyên hải Bắc Bộ.

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn được xem là lễ hội độc đáo nhất vùng Duyên hải Bắc Bộ.

Ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2023 cho biết, để chuẩn bị cho các kháp đấu diễn ra vào ngày 23/9 (tức ngày 9/8 âm lịch), Ban Tổ chức Lễ hội quận đã tổ chức các đợt kiểm tra 16 trâu tham gia Lễ hội nhằm đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của trâu chọi theo tiêu chí của quy chế tổ chức lễ hội. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn Phạm Hoàng Tuấn, ngày hội diễn ra đúng dịp cuối tuần, nên lượng khách về dự hội dự kiến đông hơn những năm trước. Năm nay, Lễ hội tiếp tục thực hiện không bán vé mà chỉ phát hành vé mời. Việc kiểm soát, bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối cho du khách được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm nhằm tránh tình trạng quá tải trong sân vận động.

Nét mới của Lễ hội năm nay sẽ có các gian hàng ẩm thực với các đặc sản địa phương và các tỉnh, thành bạn cũng được bố trí để phục vụ nhân dân và du khách trong dịp Lễ hội. Ngoài ra còn có các hoạt động bên lề như: Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023; Ngày hội bia và ẩm thực truyền thống; Đêm nhạc danh ca Ngọc Sơn; Đêm nhạc dân gian sân đình…

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.