Lấy ý kiến về quy trình tiếp nhận, xác định nạn nhân mua bán người đang ở nước ngoài

Lấy ý kiến về quy trình tiếp nhận, xác định nạn nhân mua bán người đang ở nước ngoài
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến dự đối với thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Trong đó, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung quy định mới về tiếp nhận, xác định nạn nhân đang ở nước ngoài và quy định tiếp nhận, xác minh và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam.

Tiếp nhận, xác định nạn nhân đang ở nước ngoài

Theo đó, trong tiếp nhận, xác định nạn nhân đang ở nước ngoài Bộ Công an đề xuất như sau: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), khi tiếp nhận thông tin, tài liệu về người có dấu hiệu bị xâm hại bởi hành vi mua bán người, nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan chức năng của Việt Nam ở trong nước trao đổi hoặc do chính họ, người biết việc đến trình báo, thực hiện các công việc sau:

Trường hợp có thông tin cho biết người đó chưa được giải cứu thì thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để phối hợp kiểm tra, xác minh và tổ chức giải cứu nếu xác định nguồn thông tin có căn cứ.

Trường hợp người đó đã được giải cứu hoặc người tự khai là nạn nhân đến trình báo tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, thu thập tài liệu liên quan, phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân và cấp giấy tờ xuất nhập theo quy định.

Ngay sau khi nhận được đề nghị xác minh của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan chức năng ở trong nước có trách nhiệm tổ chức xác minh, trả lời cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp tổ chức cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa những người này về nước.

Đối với việc tiếp nhận, xác minh người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân từ nước ngoài trở về qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như sau: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xử lý thông tin, tài liệu về người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân của người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước.

Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc tiếp nhận người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân, nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và hướng dẫn họ làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ quy định. Trường hợp họ không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì chuyển giao họ cho những cơ sở này.

Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Việc tiếp nhận người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài có đủ điều kiện trở về Việt Nam theo khuôn khổ thỏa thuận quốc tế song phương được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế song phương đó.

Tiếp nhận, xác minh và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam

Dự thảo cũng đề xuất về việc tiếp nhận, xác minh và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam. Theo đó, khi nhận được thông tin, tài liệu về người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan, tổ chức trong nước trao đổi hoặc do người biết việc đến trình báo, cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi nạn nhân bị giữ để xác minh, điều tra, giải cứu.

Trường hợp họ đã được giải cứu hoặc khai là nạn nhân tự trình báo thì Cơ quan Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển nơi giải cứu nạn nhân hoặc cơ quan Công an (cấp xã, huyện, tỉnh) nơi tiếp nhận người khai là nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân nếu thấy cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi họ được giải cứu hoặc nơi gần nhất họ khai báo về việc bị mua bán.

Trường hợp người được giải cứu có đủ căn cứ xác định nạn nhân thì cơ quan giải cứu cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán trước khi chuyển giao.

Cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà nạn nhân là công dân (hoặc thường trú) trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về thời gian, cửa khẩu, phương tiện chuyên chở nạn nhân về nước (trường hợp phía nước ngoài không bố trí được phương tiện chuyên chở thì có thể đề nghị các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ), sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất, nhập cảnh của nạn nhân cho Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an.

Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện cấp thị thực xuất cảnh, tạm trú cho nạn nhân, thông báo kế hoạch đưa nạn nhân về nước cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang lưu giữ nạn nhân; Công an cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ nơi nạn nhân sẽ xuất cảnh; các tổ chức quốc tế (nếu có liên quan) để phối hợp đưa nạn nhân về nước.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi lưu giữ nạn nhân chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân đưa nạn nhân tới cửa khẩu và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc đưa nạn nhân về nước.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Lê Hiếu.

Vi phạm giao thông đến mức nào sẽ bị xử lý hình sự?

(PLVN) - Bạn Phương Anh (Sơn La) hỏi: Theo quy định mới thì người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy xin hỏi, trường hợp nào vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mức hình phạt được quy định như thế nào?

Đọc thêm

Nền tảng pháp lý vững chắc bảo vệ người tiêu dùng

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày18/6/2025, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây được đánh giá là bước đột phá quan trọng trong quản lý rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Liên quan một vụ việc tranh chấp đất tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa): Cần xem xét giá trị pháp lý của giấy chứng nhận trong sự việc

Thửa đất được gia đình ông Nguyễn Văn Luân sử dụng, canh tác gần 50 năm.
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Luân (ngụ thôn Hòn Quy, xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) phản ánh một việc tranh chấp đất. Theo đó, gia đình ông có thửa đất do ông bà ngoại ông Luân khai hoang từ trước 1975. Sau khi ông ngoại mất, thửa đất tiếp tục được con cháu canh tác, sử dụng ổn định, trồng cây, làm trại nuôi dê, dựng rào… Hiện trên mảnh đất có nhiều cây cối và hai ao nuôi cá.

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT
(PLVN) - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật BHXH năm 2024 và Luật BHYT năm 2024 là việc phân định rõ giữa hai hành vi vi phạm chậm đóng và trốn đóng BHXH, BHYT, giúp cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để xác định hành vi vi phạm và áp dụng chế tài xử lý phù hợp.

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hoá đơn theo quy định

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Trong đó đề xuất mức phạt lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông
(PLVN) - Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Tuyết Thảo (ngụ xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng) cho rằng xảy ra sự việc bị một nhóm người xâm nhập, chiếm giữ khu đầm nuôi tôm 8ha tại khu vực Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) gia đình bà nhận chuyển nhượng từ người dân địa phương và trực tiếp đầu tư, quản lý, nuôi trồng từ nhiều năm qua.

Liên quan thủ tục tố tụng một vụ kiện đòi đất tại An Giang: TAND tối cao cho biết không có căn cứ kháng nghị

Văn bản của TAND tối cao và của TAND cấp cao tại TP HCM. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (TAND tối cao) vừa có Văn bản 84/TB-TANDTC ngày 10/6/2025 thông tin đến Báo PLVN vụ việc ông Huỳnh Công Tùng đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (GĐT) với quyết định giải quyết kháng cáo với các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm tỉnh An Giang và phúc thẩm TAND cấp cao tại TP HCM. Theo đó, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT.

Bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hoặc đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn sẽ được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70% giá trị. Đây là điểm mới trong Nghị định 156/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Từ 1/7, UBND xã cấp 'sổ đỏ' lần đầu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, bộ máy mới theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, đặc khu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân.