Lấy ý kiến về đề xuất chuyển mục đích sử dụng 4.500 ha đất làm cao tốc Bắc – Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo tờ trình của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước để lấy đất làm tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021 - 2025).
Lấy ý kiến về đề xuất chuyển mục đích sử dụng 4.500 ha đất làm cao tốc Bắc – Nam

Theo đó, Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển mục đích sử dụng hơn 4.500 ha đất, trong đó có hơn 2.886 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, 1.537 ha đất lúa. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án mà có sự thay đổi số liệu về diện tích so với số liệu tại nghị quyết, Chính phủ đề xuất UBND cấp tỉnh có dự án báo cáo HĐND cấp tỉnh quyết định để triển khai thực hiện.

Chính phủ cũng đề xuất trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, trường hợp phát sinh diện tích chiếm dụng rừng do xây dựng khu tái định cư, khai thác mỏ vật liệu, nhu cầu đổ chất thải rắn xây dựng… để thực hiện dự án mà thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng thì cho phép UBND tỉnh báo cáo HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định.

12 dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông được đầu tư xây dựng giai đoạn 2021-2025 gồm các đoạn Hà Tĩnh-Quảng Trị (267km), Quảng Ngãi-Nha Trang (353km) và Cần Thơ-Cà Mau (109km) với tổng chiều dài khoảng 729km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố, với sơ bộ tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng heo hình thức đầu tư công, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.

Tổng diện tích đất chiếm dụng phục vụ dự án khoảng 5.481ha. Trong đó, đất trồng lúa hai vụ khoảng 1.532ha, đất nông nghiệp khác khoảng 1.280ha, đất dân cư khoảng 502ha, rừng phòng hộ khoảng 110ha, rừng sản xuất khoảng hơn 1.400ha, đất khác khoảng 621ha.

Diện tích rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng gồm Hà Tĩnh (36,1ha), Quảng Bình (61,2ha), Quảng Trị (1,5ha), Bình Định (7,5ha), Phú Yên (3,7ha). Diện tích chiếm dụng rừng sản xuất, gồm Hà Tĩnh (179,7ha), Quảng Bình (405,4ha), Quảng Trị (59,4ha), Quảng Ngãi (91,3ha), Bình Định (150,2ha), Phú Yên (210,8 ha), Khánh Hòa (339,2 ha).

Liên quan đến dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, cho biết từ ngày 13 đến 15/3, Bộ GTVT đã bàn giao mốc giới giải phóng mặt bằng cho các địa phương khoảng 136,3 km và đến nay đã tiếp tục bàn giao thêm 84,5 km (tổng số 220,8 km đạt 30,3% tổng chiều dài tuyến).

Dự kiến đến 30/4, Bộ GTVT tiếp tục phê duyệt và bàn giao thêm khoảng 275,6 km (tổng số 496,4 km đạt 68% tổng chiều dài tuyến). Các đoạn còn lại sẽ tiếp tục bàn giao từng phần và hoàn thành toàn bộ trước ngày 30-6.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết đối với vật liệu phục vụ dự án, bộ rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1, trong giai đoạn 2, mỏ nào khai thác được, cự li bao nhiêu, trữ lượng bao nhiêu và kết cấu vật liệu như thế nào phải rõ ràng trong hồ sơ.

“Lần này chúng tôi yêu cầu hồ sơ dự án phải có 1 hồ sơ về mỏ vật liệu, 1 hồ sơ về giải phóng mặt bằng và một hồ sơ về vấn đề bãi đổ thải, rõ ràng rành mạch chứ không chung chung”- lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các địa phương triển khai khẩn trương các công tác đo đạc, kiểm đếm, lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư giai đoạn 2 của dự án, phấn đấu bàn giao ít nhất 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây dựng đến 31/12 năm nay.

Các địa phương rà soát, thống nhất với Bộ GTVT trong việc khảo sát, điều tra mỏ vật liệt, bãi đổ chất thải xây dựng, thỏa thuận về vị trí, trữ lượng mỏ vật liệu, bãi thải cũng như triển khai các thủ tục liên quan để chủ động có đầy đủ nguồn vật liệu xây dựng phục vụ dự án. “Đây là việc khó, mong các địa phương chủ động vào cuộc thì mới đạt yêu cầu”- Phó Thủ tướng nói.

Bộ TN&MT được Phó Thủ tướng giao thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất cho dự án. Bộ GTVT thẩm tra, phê duyệt 12 dự án thành phần trước ngày 30/6/2022. Thực hiện thủ tục lựa chọn, chỉ định nhà thầu thi công thực sự có năng lực về tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Mục tiêu phải khởi công đồng loạt 12 dự án ngay trong năm 2022.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ KH&Đ khẩn trương trình Chính phủ ban hành văn bản phù hợp với việc thực hiện chỉ định thầu theo nghị quyết của Quốc hội thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.

Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.