Lấy thành công dị vật trong phế quản bệnh nhân bị “bỏ quên” 5 năm

Dị vật được lấy ra từ phế quản của bệnh nhân.
Dị vật được lấy ra từ phế quản của bệnh nhân.
(PLVN) - Các bác sĩ, kỹ thuật viên khoa Nội soi, bệnh viện Trung ương Huế vừa tiến hành nội soi và lấy thành công dị vật trong phế quản  một nam bệnh nhân. Dị vật này đã bị “bỏ quên” 5 năm.

Trước đó, vào ngày 1/4, nam bệnh nhân Nguyễn Ngọc Đ. (74 tuổi, trú tại Hương Phong, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) được nhập viện và chẩn đoán: viêm phổi, tràn dịch màng phổi trái, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Sau đó, bệnh nhân được nội soi phế quản ống mềm và nghi ngờ có dị vật ở phế quản thùy dưới trái, vị trí tiếp xúc của dị vật tăng sinh mô hạt nhiều, niêm mạc phế quản thùy dưới viêm đỏ, phù nề, có nhiều mủ chảy ra từ phế quản thùy dưới.

Kết quả CTS can phổi cũng cho kết quả viêm phổi tắc nghẽn ở toàn bộ thùy dưới phổi do các mảnh dị vật cản quang. Viêm dãn phế quản ở thùy dưới phổi bội nhiễm rải rác ở phổi hai bên, tràn dịch màng phổi lượng vừa.

Qua tìm hiểu bệnh sử thì bệnh nhân nghi ngờ có sặc dị vật vào đường thở sau khi ăn canh cá khoảng 5 năm trước, thế nhưng cứ ngỡ đã ho khạc ra nên không để ý. Sau đó hay bị ho, khạc đàm, khó thở từng đợt điều trị không khỏi dứt điểm.

Đợt này bệnh nhân vào viện do ho, khạc đàm, khó thở đã kéo dài đã 1 tháng. Bệnh nhân được tiếp tục được điều trị kháng sinh, Corticoid để giảm viêm phù nề.

Đến ngày 21/4, bệnh nhân được nội soi phế quản ống mềm lấy được dị vật là mảnh xương hình khối, kích thước khoảng 12x13x11mm ở phế quản thùy dưới trái. Quá trình lấy dị vật hơi khó khăn do dị vật nằm đã lâu trong lòng phế quản gây viêm phổi nghẽn, tăng sinh mô hạt nhiều nên phải giải phóng mô hạt, súc rửa phế quản sau đó mới có thể tiến hành gắp dị vật.

Theo BS CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đây là trường hợp dị vật phế quản bỏ quên đã được lấy ra. Bệnh nhân không nhớ tiền sử sặc dị vật vào đường thở hoặc không nghĩ rằng đã sặc vào phổi mà cứ ngỡ đã nuốt vào dạ dày và theo phân ra ngoài.

Đa số các trường hợp dị vật phế quản bỏ quên thường gây nhiễm trùng phế quản phổi dai dẳng, tái lại sau khi ngừng kháng sinh, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.

Thời gian dị vật nằm trong phế quản càng dài gây kích thích tăng sinh mô hạt càng nhiều ở vị trí phế quản tiếp xúc với dị vật gây nên tình trạng viêm phổi nghẽn tái đi tái lại, gây khó khăn khi lấy dị vật... và có thể để lại di chứng như giãn phế quản, hẹp lòng phế quản do sẹo sau khi dị vật đã được lấy ra.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.