Khi tắm thì nhiệt độ nước có thể ấm hơn một chút để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thúc đẩy tuần hoàn máu, giãn nở lỗ chân lông để thải hết mồ hôi của cơ thể. Trung bình mỗi kilogam mồ hôi được thải ra, cơ thể sẽ tiêu tốn khoảng 540 calo. Tắm nước nóng 40 độ C trong vòng 10 phút sẽ tiêu hao 200 calo. Tuy nhiên, thời gian tắm nên giới hạn trong vòng 20 phút và đảm bảo phòng tắm thông gió tốt.
Trình tự tắm nên từ trên xuống dưới. Dù điều này là tất nhiên nhưng cũng không ít người để công đoạn gội đầu đến sau cùng. Hãy gội trước để khi tiến hành kỳ cọ phần dưới cơ thể, đồng thời làm sạch những cặn bẩn, bã nhờn chảy xuống và bám lại cơ thể sau khi gội đầu. Sau bước gội đầu là bước rửa mặt, đừng làm ngược lại để cặn bẩn từ tóc và dầu gội không có cơ hội bám vào vùng da mặt đã sạch sẽ của bạn.
Một lưu ý khác đó là bạn không nên tắm quá 10 phút. Không nên tắm quá lâu và kỳ cọ mạnh khi tắm. Bình thường bề mặt da với tuyến bã nhờn, tuyến bài tiết mồ hôi và các tế bào biểu mô sẽ tạo thành một màng bảo vệ. Ngoài ra còn có một lớp biểu bì tính acid dày khoảng 0,1 mm, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các tia gây hại xâm nhập vào trong da. Đây là lớp “da chết” được thay thế với tốc độ chậm, nhanh nhất cũng cần 10 ngày. Nếu khi tắm bạn cọ xát da liên tục hay lau mạnh với khăn sẽ dễ phá hỏng lớp tế bào sừng biểu bì khiến da trở nên khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nang lông, nhọt, sưng và các bệnh ngoài da khác.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tắm khuya, kể cả khi tắm bằng nước nóng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong cao. Trẻ em, phụ nữ có thai, người say rượu bia, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm muộn sau 22h. Đồng thời, thời điểm tắm tốt nhất cho sức khỏe là vào buổi sáng.