Lầu Năm Góc muốn thu nhỏ quân đội

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
(PLO) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vừa công bố kế hoạch giảm hơn 1/8 quân số, xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới II để đối phó với thách thức tài chính mà nước này đang gặp phải.
Trong bài phát biểu đánh dấu một năm ở cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Hagel đã tiết lộ nhiều chi tiết về kế hoạch chi tiêu quốc phòng trong ngân sách năm 2015 sẽ được ông Obama đệ trình lên Quốc hội trong tuần tới. Ông Hagel miêu tả đây là bản đề xuất ngân sách đầu tiên của Lầu Năm Góc phản ánh đầy đủ giai đoạn chuyển tiếp của Bộ Quốc phòng nước này sau 13 năm chiến tranh. 
Một số quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, ngân sách quốc phòng tài khóa tới đây được thiết lập dựa trên thực tế tài chính của Mỹ cũng như mong muốn của Tổng thống Barack Obama – người từng hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Vì lý do này, quân đội Mỹ được tái cấu trúc để vẫn có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào nhưng sẽ không đủ quân để chiếm đóng lâu dài một nơi nào đó. 
“Đây là lúc phải đối diện với thực tế. Ngân sách này phản ánh những thách thức về tài chính hiện nay của chúng ta. Chúng ta đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn phía trước” – ông Hagel nói khi trình bày về ngân sách ở Lầu Năm Góc. Mỹ hiện đang đối diện với áp lực phải giảm ngân sách quân sự sau hai cuộc chiến tốn kém ở nước ngoài. Tuy nhiên ngân sách quốc phòng hiện nay vẫn cao hơn thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Theo kế hoạch ngân sách mà ông Hagel vừa trình bày, số binh sỹ tại ngũ của Mỹ sẽ bị giảm từ 520.000 người xuống còn từ 440.000 đến 450.000 người. Các phi đội từ thời Chiến tranh Lạnh, bao gồm máy bay do thám U-2 và chiến đấu cơ A-10, cũng sẽ bị giải thể. Đồng thời, ông Hagel cũng nói rằng Lầu Năm Góc muốn tiếp tục chuyển trọng tâm chú ý tới vùng châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường các lực lượng tác chiến đặc biệt và phòng thủ không gian mạng. 
“Chúng ta chọn việc giảm bớt số lượng binh sĩ và cơ cấu lực lượng trong tất cả mọi quân chủng - chính quy cũng như trù bị - để duy trì tính cách sẵn sàng của chúng ta, tính ưu việt công nghệ cũng như để bảo vệ các khả năng quan trọng” – ông Hagel nói.
Trước khi kế hoạch mới được công bố, số binh sỹ tại ngũ của quân đội Mỹ dự kiến sẽ bị giảm xuống còn 490.000 người, trong lúc nước này chuẩn bị chấm dứt tham chiến tại Afghanistan trong năm nay. Nhận xét về quy mô hiện nay của quân đội, ông Hagel nói: “Một đội quân với kích cỡ hiện nay là dư thừa so với nhu cầu quốc phòng, vì chúng ta không còn cần duy trì một lực lượng đủ lớn để thực hiện những nhiệm vụ kéo dài với mục tiêu bảo đảm ổn định nữa”.
Ông Hagel cũng cho biết Chính phủ muốn đóng cửa một số căn cứ quân sự trong nước vào năm 2017, mặc dù các đề xuất như vậy đã nhiều lần bị Quốc hội bác bỏ trong những năm gần đây. Ngoài ra, ông Hagel còn công bố kế hoạch thay đổi về tiền lương và phúc lợi, trong đó bao gồm việc giảm trợ cấp nhà ở và hạn chế tăng lương. 
Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm ngân sách quân sự có thể sẽ gây tranh cãi tại Quốc hội, nơi sẽ diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Kế hoạch này đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phe Cộng hòa, vốn cho rằng việc giảm quân số có thể ảnh hưởng đến năng lực của quân đội. “Đây không phải là lúc chúng ta bắt đầu rút lui và càng không phải lúc cắt giảm ngân sách quân sự” – Nghị sỹ Đảng Cộng hòa Michael Turner nói.
Số binh sỹ tại ngũ trong kế hoạch vừa được đề xuất nếu được phê chuẩn sẽ là mức thấp nhất kể từ năm 1940, khi Washington huy động 267.000 quân cho Chiến tranh thế giới II. Theo số liệu được Lầu Năm Góc đưa ra hôm 24/2, tính đến cuối Chiến tranh thế giới II, biên chế chính thức của quân đội Mỹ đã lên đến 8,2 triệu binh sỹ. Con số này giảm xuống còn 1,6 triệu trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1952 và cuộc chiến Việt Nam năm 1968. Lực lượng tại ngũ của Mỹ tiếp tục giảm xuống còn 482.000 trong năm 2000 - một năm trước vụ 11/9, và sau đó tăng dần lên đến 566.000 quân vào năm 2010.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.