"Lát cắt" để đời nhắc nhở gã trai hướng thiện

 

Nguyễn Đức Trọng (SN 1974) chưa bao giờ phải ra tù ra tội nhưng nhắc đến cái tên Trọng "sẹo" thì giang hồ quận Hai Bà Trưng khu vực giáp ranh với quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều biết tiếng. Sau một vụ thanh toán đẫm máu, Trọng mang trên mặt vết sẹo kéo dài từ thái dương xuống tận cằm, khiến khuôn mặt gã méo mó. Ai nhìn cũng thấy sợ nhưng với riêng Trọng, vết sẹo đó lại chính là "lát cắt" lật tẩy bản chất xấu xa của giới giang hồ, giúp gã tìm đường về nẻo thiện.
 

Nguyễn Đức Trọng (SN 1974) chưa bao giờ phải ra tù ra tội nhưng nhắc đến cái tên Trọng "sẹo" thì giang hồ quận Hai Bà Trưng khu vực giáp ranh với quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều biết tiếng. Sau một vụ thanh toán đẫm máu, Trọng mang trên mặt vết sẹo kéo dài từ thái dương xuống tận cằm, khiến khuôn mặt gã méo mó. Ai nhìn cũng thấy sợ nhưng với riêng Trọng, vết sẹo đó lại chính là "lát cắt" lật tẩy bản chất xấu xa của giới giang hồ, giúp gã tìm đường về nẻo thiện. 

Đáng lẽ Trọng cũng sớm trở thành một người thợ lành nghề trong con phố nổi tiếng này
Đáng lẽ Trọng cũng sớm trở thành một người thợ lành nghề trong con phố nổi tiếng này
“Ngựa non háu đá”
Sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Chuối (quận Hai Bà Trưng) trong gia đình có nghề thuộc da và sản xuất những vật dụng bằng da, đáng lẽ Trọng cũng sớm trở thành một người thợ lành nghề. Thời niên thiếu, ngoài giờ đi học, Trọng suốt ngày quanh quẩn học nghề từ cha mẹ, học những bí quyết trong công việc thuộc da. Học hành không mấy giỏi giang, chỉ hết được cấp II nhưng Trọng không chơi bời lêu lổng mà khá chuyên tâm với nghề truyền thống của gia đình.
Nhưng dự định trở thành người thợ của Trọng đã sớm bị chuyển hướng khi một khu chợ tự phát mọc lên ở đầu phố, đoạn giáp với phố Phan Huy Chú (quận Hoàn Kiếm). Những năm 1990, tại Hà Thành những chợ kiểu này rất nhiều, không có sự quản lý của chính quyền hoặc có quản lý thì cũng rất lỏng lẻo. Dựa vào sự sơ hở đó, một số tội phạm ranh ma lập tức biến những khu chợ tự phát thành mảnh đất kiếm ăn màu mỡ. Chúng ngang nhiên đòi tiền thuế chợ, tiền vận chuyển, tiền bảo vệ... đều là những khoản tiền như “từ trên trời rơi xuống”.
Biết sự vô lý ấy nhưng phải đối diện với những tay anh chị vào tù ra tội như cơm bữa, tàn bạo và máu lạnh, bà con tiểu thương đều không dám kháng cự. Vả lại những khoản tiền đều không quá nhiều, bà con hầu như đều đành bấm bụng để được yên thân. Thực chất, "tích tiểu thành đại", gom lại từ những khoản tiền nho nhỏ ấy đến khi "chảy" vào túi của những tay anh chị thì đã thành một  một lợi không nhỏ chút nào.
"Bảo kê" khu chợ ở đầu phố nhà Trọng là một tay anh chị khét tiếng trong khu vực. Gã này cao chỉ khoảng 1,5m nhưng thân hình rất lực lưỡng và là một cao thủ của môn phái Thiếu Lâm. Nhiều người kể rằng thời trai tráng, chỉ với chiếc "tiêu xích" (đoạn xích sắt dài chừng 60cm, một đầu có mũi nhọn - PV) gã có thể đánh gục gần chục đối thủ lăm lăm dao kiếm trong tay. Cần biết rằng "tiêu xích" rất khó sử dụng, nếu không thành thục có thể tự gây sát thương cho chính người dùng. Tay anh chị này nhanh chóng nắm quyền "đại ca" trong khu chợ.
Một lần tìm vào nhà Trọng đóng giày, tay anh chị bỗng bảo Trọng: "Chú em trông có dáng học võ đấy. Nếu khoái thì đến, anh truyền cho ít nghề mà phòng thân". Thế rồi chuyện qua chuyện lại, mới mười mấy tuổi đầu ít kinh nghiệm sống nên Trọng nhanh chóng "thần tượng" tay anh chị như kiểu một hảo hán giang hồ. Kể từ đó, cứ cách vài buổi tối, Trọng lại đi học võ. Tay anh chị lúc ấy cũng đã có đến hơn chục học trò đều sàn sàn tuổi của Trọng.
Điều lạ là sau khi học thành thục vài thế tấn căn bản, đám đệ tử lập tức được "thầy" truyền dạy cho những ngón đòn cận chiến chứ không học các bài quyền như những lò võ thông thường. Sau mỗi buổi mướt mồ hôi tập với những ngón đòn hầu hết đều là đòn hiểm, tay anh chị lại tụ tập lũ đệ tử để giảng giải về cách sống của "con nhà võ", mà thực chất là của giới giang hồ. Lũ thiếu niên nhanh chóng bị mớ ngôn từ "hoa mỹ" của tay anh chị ranh ma làm cho ù tai mờ mắt. Rồi chẳng biết từ lúc nào, Trọng cùng với vài học trò khác được "thầy" lựa chọn, cho theo ra hoạt động ở khu chợ tự phát. 
Trọng tâm sự rằng: "Ngày ấy tôi lầm tưởng rằng có võ nghệ, có sức khỏe là phải biết bước chân ra đường kiếm tiền. Non nớt nên chúng tôi đâu hiểu đang bị lợi dụng, trở thành công cụ giúp gã đại ca chèn ép người lương thiện cũng như thanh trừng các đối thủ khác".
Vụ thanh toán nhớ đời
Bấy giờ, máu nóng của tuổi trẻ cộng với sự "ngứa ngáy" chân tay bởi những ngón võ hiểm chưa có chỗ áp dụng, nhóm của Trọng liên tục gây ra những vụ ẩu đả trong và ngoài khu chợ. Với suy nghĩ lầm lạc "đại ca là số một", đám đệ tử răm rắp tuân lời của "thầy võ" theo kiểu "chỉ đâu đánh đấy". Vốn đã sẵn sợ hãi, giờ lại thấy tay anh chị có thêm một đám "tiểu yêu" hăng máu, các băng nhóm định cạnh tranh quyền "bảo kê" khu chợ đều chạy dạt.
Đến thời điểm này, Trọng đã trở thành nhân vật khá tên tuổi trong khu vực và tất nhiên, những việc làm sai trái của gã đã đến tai gia đình. Biết con đang bị lợi dụng, cha mẹ Trọng khuyên gã rằng nên kiếm sống bằng sức lao động, bằng nghề truyền thống của mình, theo đòi thói giang hồ không sớm thì muộn cũng trở thành tội phạm. Tuy nhiên, trong tâm trạng bị "ngợp" bởi những đồng tiền kiếm quá dễ dàng, Trọng tuyên bố xanh rờn: "Con theo “sư phụ” đi kiếm tiền cũng bằng sức lực, bằng nắm đấm của mình. Sức dài vai rộng, con đâu thể cứ cắm đầu đo chân đo cẳng, hầu hạ người ta".
Đắng lòng trước những lời vô lễ của đứa con trai về nghề truyền thống gia đình, trong lúc thiếu kiềm chế, người cha đã đuổi Trọng ra khỏi nhà. Bị đuổi đi, Trọng càng được thể. Theo đại ca cùng băng nhóm, gã hoạt động phạm pháp ngày càng táo tợn hơn, trở thành một "hung thần" thực sự trong khu vực.
Hơn một năm lạc bước vào giang hồ, Trọng trở thành người khác hẳn với trước kia. Gã đã biết uống rượu như hũ chìm, chửi tục luôn miệng và sẵn sàng dùng nắm đấm để giải quyết mọi việc. Cuộc đời gã không biết sẽ trôi dạt về đâu nếu không có vụ việc xảy ra năm 1993. Bấy giờ khu chợ bị một băng nhóm ở bãi Bạch Đằng cạnh tranh gay gắt việc "bảo kê". Băng nhóm này đông người hơn lại gồm nhiều thành phần vào tù ra tội như cơm bữa. "Một khu rừng không thể có 2 hổ" nên đại ca của Trọng chấp nhận lời hẹn quyết đấu từ băng Bạch Đằng.
Vụ ẩu đả xảy ra vào lúc xẩm tối, khi vừa tàn buổi chợ. Băng đối thủ có hàng chục người với đủ loại dao kiếm. Cầm chắc phần thua nhưng nhóm của Trọng vẫn mù quáng ào lên theo lệnh của đại ca. Cho đến khi gục ngã ở mép cống với nhiều vết thương trên người, Trọng vẫn lờ mờ nhận ra "thần tượng hảo hán" của mình không hề tham gia "cuộc chiến".
Sau này, qua nhiều người kể lại, Trọng mới khẳng định được rằng đại ca cũng là "thầy võ" đã lẳng lặng rút lui ngay khi hai băng nhóm bắt đầu xô xát. Trọng cay đắng nói: "Anh ấy võ nghệ cao cường, đó là sự thật. Nhưng khi nhận ra không thể thắng phe đối phương, anh ta vẫn ranh ma "xua" đàn em lên trước, nếu có một cơ may nào đó để thắng thì mới vào cuộc. Thấy chúng tôi sớm gục ngã, anh ta cũng lập tức tháo chạy, bảo toàn mạng sống". 
Vụ thanh toán băng nhóm chấn động khu vực với hàng chục người bị trọng thương và sau này, khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, đã có hàng chục án tù. Tuy không bị xét xử vì là người bị hại nhưng Trọng phải nằm viện gần 3 tháng trời. Ngoài các vết thương sâu hoắm trên cơ thể phải khâu hàng chục mũi thì nhát chém từ thái dương kéo xuống cằm là nguy hiểm nhất. Bác sĩ cho biết nếu nhát dao lệch xuống chỉ một chút là Trọng đã mất mạng rồi. Thời gian chữa trị vết thương, đại ca không một lần đoái hoài ghé đến. Chỉ có cha mẹ quặn từng khúc ruột chứng kiến những cơn đau của Trọng, vỗ về an ủi mỗi khi gã sợ hãi hét thất thanh trong những cơn ác mộng về chốn giang hồ. 
Sau trượt ngã đầu đời, Trọng trở lại với vòng tay yêu thương của gia đình. Những vết thương vì bị đâm chém có làm sức khỏe của Trọng yếu đi, nhưng không làm giảm sự thành thục của một người thợ thuộc da. Rời xa chốn "giang hồ hiểm ác", Trọng được cha truyền dạy cho mọi kỹ năng của nghề gia truyền.
Những năm sau này, khi xã hội phát triển hơn, nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng lớn. Nắm bắt điều đó, Trọng chuyển đổi cơ sở sản xuất da giầy thành Gara chuyên trang trí nội thất bằng da cho ô tô. Việc làm ăn cũng ngày càng khấm khá. Trọng tuy chưa giàu có nhưng cũng đủ để ổn định cuộc sống, với gia đình nhỏ gồm vợ chồng và 2 con gái trứng gà trứng vịt. 
Kể lại chuyện đời mình 20 năm trước, nhắc đến vết sẹo ghê gớm trên khuôn mặt, Trọng tâm sự rằng đã có tiền để có thể đi "là" vết sẹo nhưng gã muốn cứ để nguyên như thế, để gã nhớ rằng đã có thời mình lầm đường lạc bước, để tự nhắc mình phải luôn là người lương thiện.
Thanh Huyền Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.