Lấp “lỗ hổng” lớn trong xử lý tội phạm thuế, tài chính

Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành còn quá thiếu các quy định để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán, đòi hỏi phải được “lấp đầy” trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS tới đây

Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành còn quá thiếu các quy định để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán, đòi hỏi phải được “lấp đầy” trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS tới đây.
Hình minh họa
Hình minh họa
Diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, những tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, về mua bán và sử dụng các loại giấy tờ có giá giả được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường với thủ đoạn tinh vi.
 Đây là một thách thức cho công tác phòng, chống các hành vi vi phạm và tội phạm về thuế. Quá trình hội nhập cũng đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới mà hệ thống pháp luật chưa theo kịp, đặc biệt là đối với các hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn trái phép, trong đó nguy hiểm và nghiêm trọng nhất là tội phạm lập doanh nghiệp “ma” chỉ để mua bán hóa đơn.
Tình trạng mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn nhằm thu lợi bất chính đang là vấn đề bức xúc trên phạm vi rộng. Đấy là chưa kể nhiều loại tội phạm mới tiếp tục xuất hiện và sẽ xuất hiện như gian lận hoàn thuế xuất nhập khẩu ở khu kinh tế thương mại tự do, gian lận thuế trong các ngành kinh doanh bảo hiểm, thuế nhà thầu, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh internet, kinh doanh tư vấn pháp luật…
Cùng với tác động của cuộc khủng hoảng, tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng, trong một vài năm vừa qua cũng diễn biến hết sức phức tạp. Số vụ án nghiêm trọng xảy ra ngày càng tăng về số vụ và mức thiệt hại.
Nhiều vụ án có sự tham gia trực tiếp hoặc tiếp tay của cán bộ ngân hàng. Tổng số thiệt hại lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, trên 3.000 lượng vàng và mới thu hồi được gần 2.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2010 – 2011, các cơ quan chức năng đã phát hiện xác lập án điều tra 69 vụ, khởi tố 40 vụ và 70 cán bộ ngân hàng, thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng.
Một số vụ nghiêm trong liên tiếp xảy ra như vụ vợ chồng Hồ Minh Hậu, Phạm Thị Ái Loan lừa đảo chiếm đoạt gần 400 tỷ đồng của 3 ngân hàng là Ngân hàng liên doanh Việt – Nga, Vietcombank chi nhánh Bình Dương, BIDV chi nhánh Phú Yên; vụ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Công Chính và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thái Nguyên tại Lâm Đồng lừa đảo chiếm đoạt 600 tỷ đồng của Techcombank chi nhánh TP.HCM; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II – Agribank gây thiệt hại ước tính 1.600 tỷ đồng; mới nhất là vụ Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank chi nhánh TP.HCM) lừa đảo, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của hơn 30 doanh nghiệp cùng 20 cá nhân và vụ bê bối tài chính tại Ngân hàng ACB…
Bổ sung tội thiếu trách nhiệm của nhân hàng “tư”
Khi thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong những lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn đối với các cơ quan chức năng thì BLHS hiện hành lại quá thiếu các quy định để xử lý những hành vi như vậy và tạo ra “lỗ hổng” khá lớn để các đối tượng lợi dụng những kẽ hở của pháp luật thực hiện hành vi phạm tội.
Đơn cử, trong lĩnh vực thuế, BLHS chỉ có duy nhất 1 điều quy định về trốn thuế, còn các hành vi khác như chây ỳ thuế hoặc liên quan đến việc gom hàng hóa trôi nổi trên thị trường, hàng nhập lậu để hợp thức hóa, lập hồ sơ hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào nhằm chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng của Nhà nước hoặc để hạch toán tăng giá vốn, tăng chi phí trốn thuế thu nhập doanh nghiệp… thì chưa hề được quy định. Các cơ quan tiến hành tố tụng đành phải giải quyết, xử lý các hành vi trên theo những quy định khác của BLHS.
Mặt khác, các tội phạm về tài chính – kế toán cũng không được quy định một cách riêng rẽ và cụ thể mà chỉ được quy định chung chung trong Chương XVI. Thực tế điều tra, truy tố, xét xử các vụ án này cho thấy, đối với các tội phạm về kế toán thường bị xử lý về các tội như tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn… bởi BLHS không có bất kỳ quy định riêng nào đối với tội phạm trong lĩnh vực kế toán. Hạn chế đáng kể ấy của pháp luật hình sự hiện hành cần sớm được khắc phục để tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi vi phạm.
Xuất phát từ thực trạng trên, ông Nông Xuân Trường (Vụ 1, VKSNDTC) đề nghị hoàn thiện các quy định của BLHS theo hướng sau: Đối với tội trốn thuế, cần tăng mức phạt tiền lên mức tối đa, gấp đôi hoặc gấp ba quy định hiện hành nhằm tăng cường tính răn đe, giáo dục. Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, cần phân biệt rõ 2 loại hóa đơn là hóa đơn chưa ghi nội dung và hóa đơn có ghi nội dung giá trị hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Có ý kiến thì cho rằng, nên bổ sung vào BLHS một điều luật mới quy định về hành vi thiếu trách nhiệm của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh. Bởi lẽ có những nhân viên của các ngân hàng này thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng rất lúng túng, thậm chí không xử lý được vì có thiệt hại thực tế về tài sản, song tài sản đó lại không phải là tài sản nhà nước và đối tượng phạm tội cũng không phải là chủ thể đặc biệt của tội thiếu tinh thần trách nhiệm.
Trần Nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.