Lấp lánh những vì sao tháng giêng

Những sinh viên “5 tốt” trong Ngày hội Tháng giêng (ảnh minh họa)
Những sinh viên “5 tốt” trong Ngày hội Tháng giêng (ảnh minh họa)
(PLO) -Vừa qua, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam, tuyên dương “Sinh viên 5 tốt”, trao tặng Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2017. Khát vọng, hoài bão, nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập cũng như các hoạt động tập thể, xã hội là những điểm chung của các sinh viên này…

Không chỉ học cho riêng mình

Đây là lần thứ tư danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” được trao trong giai đoạn 2013- 2018. Năm nay, có 124 sinh viên được trao tặng danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, 13 tập thể sinh viên được trao tặng danh hiệu “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp T.Ư. Trong số 124 sinh viên 5 tốt được tuyên dương, có rất nhiều sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội, tình nguyện vì cộng đồng. Tiêu biểu như sinh viên Phan Anh Vũ, Nguyễn Mạnh Cầm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM, đạt giải nhất phần thi trắc nghiệm cuộc thi Olympic Sinh viên toàn quốc 2017…

Năm 2018 là năm thứ 20 T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng”. Trong đó, Nguyễn Trần Trâm Anh, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội là sinh viên xuất sắc đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp T.Ư 2 năm liên tiếp. Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” đòi hỏi mỗi sinh viên cần hội tụ đủ 5 yếu tố: Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt. Thế nên, với mong muốn chạm tay vào danh hiệu này, trong suốt 4 năm học đại học, Trâm Anh tích cực nghiên cứu khoa học với các đề tài về giáo dục, giảng dạy tiếng Anh, tham gia các hoạt động ngoại khóa (dẫn chương trình; tham gia các câu lạc bộ và các chương trình giao lưu văn hóa,…) và các hoạt động tình nguyện. Trâm Anh đạt điểm trung bình năm học gần như tuyệt đối: 3,97/4.0 điểm. Theo Trâm Anh, kỹ năng sắp xếp thời gian biểu khoa học và tính kỉ luật sẽ đảm bảo kết quả học tập xuất sắc. Giữa năm 2017, Trâm Anh được ĐHQG Hà Nội chọn tham dự cuộc thi nhà hùng biện trẻ ASEAN + 3 tại Singapore. Cuộc thi dành cho các bạn sinh viên đến từ các trường đại học thuộc mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á và một số Đại học ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cuộc thi diễn ra với chủ đề: ASEAN + 3 trong kỉ nguyên bất định. Theo đó, mỗi thí sinh phải nộp một bài tham luận 1.500 từ theo chủ đề trên và diễn thuyết trong vòng 7 phút. Với bài phát biểu của mình, Trâm Anh xoáy sâu vào 3 khía cạnh là: An ninh, Kinh tế và Biến đổi khí hậu, trong đó tập trung nêu ra những thách thức mà ASEAN + 3 nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt trong kỉ nguyên bất định, đồng thời đề xuất giải pháp trước những thử thách đó. Với những thể hiện xuất sắc của mình, Trâm Anh xuất sắc lọt vào top 8 của cuộc thi hùng biện trẻ.

Cũng trong chương trình này, Trâm Anh còn được tham dự Diễn đàn giáo dục ASEAN + 3 với cùng chủ đề. Qua những buổi thảo luận sôi nổi, Trâm Anh có cơ hội tiếp cận với nhiều góc nhìn khác nhau, hiểu thêm về những vấn đề riêng của các nước. Năm 2017, Trâm Anh vinh dự trở thành Đại sứ sinh viên ĐHQG Hà Nội. Đây là danh hiệu dành cho sinh viên tiêu biểu với thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và các phong trào Đoàn - Hội và các hoạt động ngoại khóa…

Có một “bông hồng thép”

Hà Kiều Trang (sinh năm 1997), sinh viên năm thứ 3 Học viện Cảnh sát nhân dân không chỉ học giỏi mà còn năng động thực hiện nhiều dự án cộng đồng, giúp phát triển kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên. Hà Kiều Trang cho biết, ban đầu cô đăng ký thi vào ngành Công an vì thích hình tượng “bông hồng thép” và cô đã quyết tâm chinh phục ước mơ của mình. Tuy nhiên, ngay từ tháng huấn luyện đầu khóa, khi tất cả còn lạ lẫm, bỡ ngỡ với môi trường mới, cô gái vừa rời ghế nhà trường ấy đã bước vào những những buổi học võ, bắn súng, tập điều lệnh dưới cái nắng 40 độ khắc nghiệt. Và chính từ “cái buổi ban đầu” ấy đã giúp cô rèn luyện tính kỷ luật nghiêm minh, giúp cô vượt qua chính mình và gặt hái được nhiều thành công. Một kỉ niệm mà cô mãi xúc động, khi cô là một trong 3 sinh viên đại diện Học viện Cảnh sát nhân dân tham gia chương trình Sinh viên với biển đảo Tổ quốc tại huyện đảo Cô Tô vào tháng 5/2017. 

Đồng thời, nhận thấy văn hoá đọc của giới trẻ đang dần bị mai một trong thế giới smartphone, cô sáng lập CLB sách Thư quán tại Học viện Cảnh sát nhân dân, cho mượn sách miễn phí, nhằm khơi dậy văn hoá đọc trong Học viện. Qua 6 tháng hoạt động, dự án của Trang đã tổ chức 1 ngày hội sách, 2 buổi talkshow chia sẻ về sách với các diễn giả khách mời nổi tiếng là TS. Nguyễn Mạnh Hùng và GS. Nguyễn Lân Dũng. Nhờ những sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Kiều Trang đạt điểm học tập rất cao: 9,01/10 điểm cùng bảng thành tích đáng nể, trong đó có danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp T.Ư 2017.

Hỏi cô gái xinh xắn ấy rằng quan điểm ra sao, khi nhiều người e ngại các cô gái mặc sắc phục sẽ… không được nữ tính và quyết liệt, Trang mỉm cười bật mí, cô là một cô gái khá mơ mộng và sẽ chẳng có sự khác biệt về độ nữ tính so với các cô gái khác…

Với Lê Chí Cường thì thật khó tin khi chàng trai thủ lĩnh tình nguyện hôm nay đã từng là một học sinh nhút nhát, đứng lên phát biểu trước lớp còn run không nói nên lời. Thế nhưng, lên đại học Lê Chí Cường đã có sự “lột xác” ngoạn mục. Không chỉ học giỏi, Cường còn là cán bộ Đoàn, Hội năng động, tự tin. Một ngày của Cường thường kết thúc vào 2 giờ sáng. Bởi ngoài việc học, tham gia hoạt động Đoàn, Hội của trường, tham gia nghiên cứu khoa học, Cường còn đi làm thêm để trang trải thêm chi phí học tập. Từ những ngày học phổ thông và hiện giờ là sinh viên trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Cường vẫn cần mẫn làm thêm nhiều nghề khác nhau: Từ gia sư dạy toán, văn, ngoại ngữ đến phục vụ quán ăn, quán cà phê… Bởi gia đình khó khăn, đất ruộng không có, cha mẹ Cường phải làm thuê lo cho ba con ăn học. Thế nên,  dù bận đủ việc nhưng Cường luôn đạt kết quả học tập xuất sắc.

Và trong các hoạt động ngoại khóa, suốt 3 năm liên tục làm chỉ huy trưởng chiến dịch Mùa hè xanh của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Cường cùng các tình nguyện viên đã tạo ra sự thay đổi tích cực tại các vùng đất khó ở Vĩnh Long, Đắk Nông, Đồng Tháp. Cường chia sẻ, để tổ chức được những chuyến tình nguyện kéo dài hàng tháng trời là điều không hề đơn giản, nếu không siết chặt kỷ luật. May mắn là các chuyến tình nguyện đều đạt kết quả như mong đợi. Đoàn đã hỗ trợ xây dựng được 2 ngôi nhà nhân ái, tu sửa trường học cho học sinh nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Không những thế, với một tháng ăn ngủ, làm việc với bà con ở những vùng đất nghèo là những trải nghiệm quý giá để các bạn sinh viên sống yêu thương, sẻ chia và có nhiều trắc ẩn… Các chàng trai, cô gái trẻ ấy đã biết “cho đi” sức trẻ, sự nhiệt huyết để nhận về nhiều hơn những giá trị về tình bạn, tình thương mến của bà con, những yêu thương không cần đáp lại… 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...