Lão ngư kỳ lạ bỏ hàng trăm triệu đóng thuyền chỉ để... “ngắm cho vui”

Lão ngư Lương Thửng bên những chiếc tàu, thuyền mi ni do ông tự đóng (ảnh: Phan Thế Hữu Toàn)
Lão ngư Lương Thửng bên những chiếc tàu, thuyền mi ni do ông tự đóng (ảnh: Phan Thế Hữu Toàn)
(PLO) - Bao thăng trầm vất vả của cuộc đời ông đều gắn với biển cả. Nghề đi biển, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền đã theo ông hơn 60 năm qua. Ở tuổi xế chiều, vẫn còn “vấn vương” với “mẹ biển”, ông bỏ ra cả trăm triệu đồng đóng những chiếc thuyền buồm truyền thống mi ni chỉ để... ngắm nhìn.

Ông là Lương Thửng (ngụ làng Đông Tác, khu phố 6, phường Phú Đông, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).

Đóng tàu không cần bản vẽ

Năm 25 tuổi, chàng trai làng biển Lương Thửng bắt đầu cuộc đời mưu sinh bằng việc đi làm thuê cho các xưởng đóng tàu thuyền nổi tiếng miền Nam khi đó như Long Hương, Xóm Động (Phan Thiết), Cà Ná (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa)... 

Sau 10 năm “tích cóp” tiền bạc, học hỏi kinh nghiệm, rèn rũa tay nghề, năm 35 tuổi, Lương Thửng trở về làng biển Đông Tác quê hương, tự mở xưởng để đóng tàu, thuyền theo các đơn đặt hàng của ngư dân trong vùng. 

Về đặc điểm của ghe bầu, ông Thửng cho biết: “So với thuyền buồm Đài Loan cùng thời, thuyền bầu của ta chạy nhanh hơn hẳn, lại có lợi thế chạy được với nhiều luồng gió khác nhau vì các lá buồm có thể xoay trở được theo nhiều hướng”.

Quá nhuần nhuyễn với nghề gắn bó hơn 60 năm cuộc đời mình, ông Thửng thuộc nằm lòng mọi chi tiết, cấu kiện trên những chiếc thuyền truyền thống của làng mình, từ loại gỗ nào đóng be, gỗ nào đóng đà, diềm, cột buồm cho đến những sợi dây lèo, lái… 

“Ngư dân muốn có một chiếc thuyền phải tốn rất nhiều tiền để đặt hàng. Chính vì vậy, mình phải làm sao cho thật chất lượng; làm nghề đóng ghe thuyền phải có cái tâm chứ không chỉ giỏi là được”, lão ngư Lương Thửng nói chắc nịch.

Nói rồi, ông bộc bạch: “Tôi không giỏi vẽ nên không có bản vẽ như những người thợ ngày nay, nhưng chỉ cần cầm đục, cầm chàng lên là tự khắc đóng được tàu thuyền. Tất cả mọi chi tiết nó nằm sẵn ở trong đầu tôi mà. Một số người gọi tôi là kỹ sư không bằng”.

Lão ngư Lương Thửng không nhớ mình đã đóng, đã sửa bao nhiêu chiếc ghe bầu, bao nhiêu chiếc tàu câu cá ngừ đại dương. Bằng chứng rõ nhất là việc, cả bốn người con trai của ông đều nối nghiệp cha một cách thành thạo. Nhớ nghề, ông không “về hưu” nghỉ dưỡng mà vẫn có mặt ở xưởng như một vị tổng lái, hướng dẫn con cháu hợp sức đưa ghe thuyền lên sửa chữa, rồi hạ thủy, ra khơi…

Có một câu chuyện mà ông nhớ mãi trong lòng suốt 50 năm qua. Đó là việc ông sửa tàu vận chuyển lương thực, vũ khí mà địch không hề hay biế, trong hải trình của những con tàu không số huyền thoại trên đường cập vào bến Vũng Rô. Ngày đó, giữa lòng địch, ông giữ kín được chuyện sửa chữa tàu cho cách mạng quả là một điều không dễ.

Làm tàu, thuyền để… ngắm

Sống một mình trong căn nhà trống trải, cũng chẳng phải là người giàu có, nhưng tích cóp được đồng nào là ông Thửng lại “thắt lưng buộc bụng” cho ra đời những “đứa con tinh thần”. Từ 2009 đến nay, ông bỏ hàng trăm triệu đồng để mua gỗ, nguyên vật liệu về đóng những chiếc thuyền mô hình. Tất cả những mô hình đều được ông Thửng trưng bày để cùng những người hàng xóm... ngắm chơi.

Trước hiên và bên trong căn nhà mái ngói vách xây có 9 chiếc tàu thuyền mi ni bằng gỗ với các kiểu dáng khác nhau, từ ghe bầu, thuyền buồm đến tàu đánh bắt cá ngừ đại dương có chiều dài 1 đến 3m. Tất cả đều do ông Thửng tự đóng rất công phu với tổng chi phí vật tư, nhân công ước tính hơn 100 triệu đồng. 

Mỗi chiếc tàu được ông Thửng đục đẽo, chạm khắc, sơn phết, lắp đặt đầy đủ các chi tiết từ buồng lái, cửa kiếng, dây neo, mũi neo đến cột cờ, cột buồm, lá buồm, dây lèo để điều khiển... Tất cả đều giống như tàu thật.

Trong số đó, những chiếc tàu dài 1m được ông Thửng thiết kế từ một súc gỗ nguyên vẹn, không lắp ghép. “Số hiệu đăng kiểm” ghi trên tàu là năm sản xuất, bốn ký tự phía trước và sau là tên địa phương và tên gọi năm âm lịch. Ví như chiếc tàu gỗ mi ni mang “số hiệu” PY- 2009 KS có nghĩa là Phú Yên 2009 Kỷ Sửu.

Hai chiếc thuyền bầu nổi tiếng một thời được ông Thửng đóng lại theo nguyên gốc, dài 2,9m, rộng 1m, cao 90cm hiện sẵn trong trí nhớ của mình. Ông cho biết, cả hai chiếc đều là thuyền bầu, nhưng chiếc lái ống xà bát chạy nhanh hơn chiếc lái đeo. 

Không chỉ đóng tàu thuyền bầu truyền thống Việt Nam, ông Thửng còn đóng chiếc thuyền buồm của Đài Loan từng chở hàng đến buôn bán ở vùng biển Nam Trung bộ Việt Nam. 

Chưa hết, ông còn cả đống mô hình một chiếc thuyền cano, loại hiện nay nhiều ngư dân Phú Yên đang sử dụng cho hoạt động đánh bắt cá ngừ đại dương. Điều thú vị là phía dưới mỗi chiếc thuyền mô hình, ông Thửng đều lắp ráp bộ bánh lái nên khá tiện cho việc di chuyển chúng. 

Ông Thửng nói với vẻ tự hào: “Tuy mang tiếng là ghe mô hình, nhưng đã có lần tôi mang chiếc thuyền bầu lái đeo thả xuống biển, gắn thêm động cơ và chạy được với 2 người điều khiển. Với hai chiếc thuyền bầu lái đeo và lái ống xà bát, hiện nay dù nhiều người có tiền cũng không chắc gì đã đóng được”. 

Khi được hỏi điều gì đã thôi thúc ông đóng những chiếc thuyền mi ni này, ông trải lòng: “Hơn 60 năm qua, tàu thuyền, biển cả đã thấm đẫm trong máu thịt và luôn hiện hữu trong từng giấc ngủ của tôi. Chính nỗi nhớ đó đã đánh thức nhiều kỷ niệm đẹp về những năm tháng hành nghề đóng mới, sữa chữa tàu thuyền và thôi thúc tôi đi mua gỗ về tự tay mình cưa xẻ, đóng mới những ghe bầu, thuyền buồm, tàu đánh bắt cá ngừ đại dương mi ni để... ngắm cho vui. Vợ tôi đã về với tổ tiên mấy chục năm rồi, trong căn nhà này chỉ còn mình tôi với mấy chiếc tàu thuyền mi ni này là người bạn thân thiết”. 

“Tôi rất mừng là bây giờ có nhiều tàu đánh cá vỏ gỗ, vỏ thép công suất lớn đến năm, bảy trăm mã lực với các loại ngư cụ và thiết bị hiện đại để bà con ngư dân năng động vươn khơi bám biển. Từ đó, người dân sẽ làm giàu từ kinh tế biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Thửng tâm sự.

Ông Lương Luận, lạch trưởng lạch Đông Tác, cho biết: “Không chỉ đóng ghe thuyền chất lượng phục vụ ngư dân đánh bắt hải sản mà các mô hình thuyền buồm, ông Lương Thửng làm cũng độc đáo. Ông ấy có óc quan sát kỹ và trí nhớ rất tốt. Có lẽ vậy mà nhìn thấy thuyền buồm Đài Loan từ thời chống Pháp ông đã nhớ đến từng chi tiết để làm lại ghe mô hình trông rất đẹp mắt”.

Chiếc ghe bầu mi ni do ông Lương Thửng đóng (ảnh: Phan Thế Hữu Toàn)
Chiếc ghe bầu mi ni do ông Lương Thửng đóng (ảnh: Phan Thế Hữu Toàn)

Ước nguyện cuối đời

Cuộc đời ông Thửng không mấy suôn sẻ. 37 năm trước, khi đứa con trai út mới 4 tháng tuổi thì vợ mất. Ông lặn lội với nghề nuôi 7 người con. Ông cười vui: “Một mình gà trống nuôi con, nhưng các con tôi giờ đều trưởng thành, có công ăn việc làm, nhà cửa ổn định. Tôi đã có cháu cố, còn các cháu nội, ngoại của giờ đã học xong đại học, cao đẳng và hầu hết làm việc tại TP.HCM”.

Bao nhiêu năm làm nghề, bây giờ ông Thửng đã đến tuổi nghỉ ngơi, mọi công việc nhà đều đã có con cháu lo toan, nhưng ông vẫn không thể quên được cái nghề truyền thống mà bao nhiêu năm mình gắn bó. Mỗi khi chiều xuống, ông lại ra khu xưởng đóng tàu ngoài bờ biển để theo dõi những đám thợ trẻ đang mải mê đóng những chiếc ghe cano.

Bây giờ, ông muốn truyền nghề lại cho con cháu trong nhà và lớp trẻ trong làng nhưng ngặt nỗi, hiện nay ghe bầu không còn tồn tại và cũng chẳng ai muốn học cái nghề mà biết chắc sẽ không được sử dụng sau khi học.

“Ngày nay ghe bầu và các loại ghe buồm không còn sử dụng nữa, tất cả đều dùng máy móc, hơn nữa bọn trẻ hiện nay cũng không ai quan tâm đến chúng nữa. Đó, mấy đứa con trai của tôi chỉ biết đóng ghe cano thôi chứ nói chi đến ghe buồm trước đây”, ông Thửng bộc bạch.

Cũng có lẽ vậy nên ông đem nỗi buồn đó gửi gắm vào những tác phẩm do chính mình tạo ra. Nhưng rồi khi ông mất, không biết còn ai trong làng nhắc đến những chiếc ghe Bầu nổi tiếng, góp phần vào sự hưng thịnh của nền kinh tế Việt Nam thời bấy giờ.

Trước khi chúng tôi ra về, ông Thửng bảo, nếu có bảo tàng nào cần mô hình để trưng bày, giới thiệu cho mọi người biết, ông sẵn sàng chuyển nhượng lại với giá hữu nghị. Có lẽ, điều quan trọng đối với ông là mong muốn hình ảnh một thời quá khứ được lưu giữ lại cho muôn đời.

Chia tay lão ngư Lương Thửng, chúng tôi cảm nhận trong ánh mắt của ông lấp lánh niềm vui khi ông mải mê ngắm nhìn những chiếc tàu thuyền mi ni do chính mình tạo tác và mong muốn con cháu lưu giữ mãi mãi trong căn nhà khi ông đi xa. Tình yêu biển cả và quê hương đất nước của lão ngư Lương Thửng thật đáng trân quý.

Đóng tàu vỏ thép kém chất lượng than hết tiền sửa tàu

Liên quan đến việc tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP không đảm bảo chất lượng, chiều 7/8, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã làm việc với Cty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) và 5 ngư dân có tàu vỏ thép đóng tại công ty này để bàn phương án sửa chữa tàu.

Tại cuộc họp, ngư dân yêu cầu Cty Đại Nguyên Dương tháo toàn bộ thép trên tàu ra thay lại thép mới đúng như hợp đồng. Tuy nhiên, đại diện công ty năn nỉ ngư dân cho sơn, sửa lại tàu vì nếu tháo ra thay lại thép mới sẽ mất từ 8 - 10 tháng, rất khó khăn và công ty không có tiền.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, sáng 10/8, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết địa phương không thể chấp nhận Cty bồi thường chênh lệch giá thép mà từ chối thay "vật liệu rởm" cho tàu thép ngư dân.

"Doanh nghiệp nhận tiền đầy đủ đóng tàu thì giờ không thể lấy lý do khó khăn tài chính để trốn tránh trách nhiệm. Nếu họ chây ỳ kéo dài không chịu thay vật liệu đúng chuẩn cho tàu thép thì chúng tôi sẽ yêu cầu công an xử lý hình sự”, ông Châu quả quyết.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.