Ông Đào Bá Điện, trưởng phòng kinh tế- kỹ thuật thủy sản (Sở Nông nghiệp- PTNT) nhận định: Người dân Hải Phòng tuy rất nhanh nhạy với thị trường và thường xuyên chuyển đổi nghề nghiệp cho phù hợp, nhưng họ vẫn chỉ quen và có khả năng làm những nghề quy mô nhỏ, khai thác ven bờ. Điều đó được minh chứng qua việc ngơư dân các tỉnh Nam Trung Bộ di chuyển ngơư trường ra vịnh Bắc Bộ khai thác bằng nghề câu và lưới rê ở vùng xa bờ có hiệu quả, trong khi tàu câu và lưới rê của Hải Phòng không vươn ra xa được, do hạn chế về trình độ tay nghề”.
![]() |
Ngư dân neo đậu tàu thuyền tại âu cảng Bạch Long Vĩ. |
Đi biển theo kinh nghiệm
Ông Đồng Đức Biết, ngư dân xã Đại Hợp (Kiến Thụy) cho biết: “ Gia đình tôi đi biển mấy chục năm, 4 đời làm nghề. Hiện cả gia đình có 3 cha con cùng đi biển. Chủ yếu là cha dạy con, anh dạy em kinh nghiệm khai thác, chứ không học nghề tại các trường dạy nghề thủy sản”. Hầu hết những gia đình đi biển ở Đại Hợp hiện nay đều như vậy.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp- PTNT, đội ngũ lao động khai thác hải sản của Hải Phòng hiện khoảng gần 11 nghìn người, trong đó có gần 7000 lao động trực tiếp khai thác. Lực lượng lao động khai thác thủy sản ở Hải Phòng có trình độ đi biển thấp so với ngươ dân của cả nước. Hạn chế của họ là trình độ văn hoá thấp, trình độ kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Phần lớn các thuyền trưởng là ngơư dân chỉ qua lớp bồi dưỡng ngắn hạn, không qua đào tạo chính quy, thậm chí có nhiều người đi biển chỉ bằng kinh nghiệm bản thân.
Do trình độ có nhiều hạn chế nên đội ngũ lao động đánh cá của Hải Phòng nhiều lúng túng trong việc áp dụng công nghệ mới và kinh nghiệm của các địa phương khác. Chẳng hạn như ở khu vực Cát Bà (huyện Cát Hải) có tới 2 khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhưng người dân địa phương chủ yếu đánh bắt ven bờ, số tàu đánh bắt vươn khơi neo đậu và hoạt động trên vùng biển Cát Bà chủ yếu là ngư dân miền Trung, Nam Định và Lập Lễ (Thủy Nguyên). Theo nhiều ngư dân lý giải, số lao động đánh cá mới không có kinh nghiệm khai thác xa bờ, chỉ sắm thuyền nan lắp máy làm nghề lưới rê và câu ở gần bờ. Ngơư dân thị xã Đồ Sơn trước đây đánh lưới kéo giỏi nhưng do cửa lạch bị bồi lấp, tàu thuyền ra vào khó khăn, việc chuyển nghề từ lưới kéo sang nghề khác hết sức lúng túng, sản xuất sa sút dần, hình ảnh một địa phương mạnh về khai thác hải sản chỉ còn lại trong ký ức của ngươ dân Đồ Sơn. Ngươ dân các huyện Kiến Thuỵ, Tiên Lãng vẫn không thoát ra khỏi một số nghề khai thác quy mô nhỏ, ven bờ nhơư lưới rê, xăm, đáy. Ngơư dân Lập Lễ (Thuỷ Nguyên) có thời kỳ phát triển mạnh nghề chụp mực, nhưng từ cuối năm 1999 nguồn lợi mực giảm nên khai thác kém hiệu quả, ngơư dân đang lúng túng trong việc chuyển nghề hoặc kiêm nghề.
![]() |
Ngư dân Cát Hải chuẩn bị ra khơi. |
Thiếu nguồn lao động
Theo phản ánh của nhiều tập đoàn đánh cá lớn trên địa bàn thành phố, việc tuyển chọn lao động đánh cá bậc cao và lành nghề hết sức khó khăn vì không thể có ngay nguồn lao động nhơư mong muốn chỉ từ các trường đào tạo chính quy. Muốn thành thạo trên biển phải có thời gian thực tế khá dài, đòi hỏi sự chí thú làm ăn và lòng yêu nghề của ngư dân. Bên cạnh đó, các địa phương có nghề khai thác thủy sản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động kế cận.
Do nằm trên địa bàn tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nghề cá của Hải Phòng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các họat động của các ngành nghề khác nhươ công nghiệp, nông nghiệp, du lịch...Vì vậy, tất yếu lao động nghề cá ở Hải Phòng cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ngư nghiệp, người dân địa phương có thể tham gia các loại hình hoạt động kinh tế khác khi không phải đi biển. Và hiện nay, số lượng thanh niên ven biển vùng Hải Phòng là lực lượng thay thế cho số lao động hiện tại, không muốn làm nghề khai thác, muốn đi học, làm nghề khác hoặc ra nội thành kiếm việc làm ngày càng tăng. Theo ông Ngô Đăng Đán, Chủ tịch UBND xã Đoàn Xá (Kiến Thụy) có 3 lý do khiến thanh niên địa phương ngại nối tiếp nghề khai thác thủy sản. Một là, đi biển là nghề vất vả, cươờng độ lao động cao, thu nhập thấp hơn và nặng nhọc hơn so với các nghề khác trên bờ, hoạt động dài ngày trên biển, thường xuyên phải đối chọi với sóng gió và thiên tai, lại hay gặp rủi ro. Hai là, sản lượng và năng suất đánh bắt giảm, do đó thu nhập của ngươ dân có xu hướng giảm, không khuyến khích họ đi biển. Ba là, thanh niên hiện có nhiều cơ hội để chọn lựa các nghề nghiệp khác có thu nhập cao hơn nhươ công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Vì những nguyên nhân trên, số lượng lao động nghề cá của Hải Phòng trong những năm gần đây giảm mạnh. Số lao động khai thác trực tiếp ở các huyện của Hải Phòng trong từng năm giảm với tốc độ khác nhau. Chẳng hạn, huyện Cát Hải từ năm 1996 đến nay, số lao động nghề cá giảm 34% mỗi năm; huyện Kiến Thụy, lao động nghề cá giảm 8- 11% / năm…
Để thực hiện được mục tiêu của chương trình khai thác hải sản xa bờ cũng nhơư để cải thiện chất lượng lao động nghề cá, thành phố cần chú trọng hơn đến nhu cầu đào tạo chính quy và bồi dưỡng ngắn hạn lao động nghề cá phổ thông và thuyền trưởng có chất lượng. Đồng thời, Nhà nước có các chính sách và cơ chế hỗ trợ tổng hợp khác nhằm khuyến khích và thu hút ngươ dân hoạt động trên biển…/.
Hoàng Yên