Lào Cai đề xuất xây dựng sân bay Sa Pa

Cảng hàng không Sapa được đề xuất quy mô dân dụng cấp 4C, sân bay quân sự cấp 2, với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lào Cai vừa đề xuất xây dựng sân bay dân dụng kết hợp quân sự tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng, chưa bao gồm phí xây lắp trang thiết bị của quốc phòng.

Dự kiến dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đến năm 2020 sẽ đầu tư 4.750 tỷ đồng (bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) xây dựng sân bay công suất 560.000 hành khách và 600 tấn hàng mỗi năm với hai vị trí đỗ tàu bay, có thể khai thác các loại tàu A320, A321 và tương đương. Giai đoạn 2 đến năm 2030 sẽ đầu tư thêm 1.030 tỷ đồng nâng cấp để đạt công suất 1,5 triệu hành khách và 2.880 tấn hàng hóa mỗi năm.

UBND tỉnh Lào Cai cũng đề xuất hai phương án đầu tư. Phương án 1 tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xây dựng toàn bộ cảng hàng không bằng vốn ngân sách nhà nước hay các nguồn vốn xã hội hóa. Phương án 2 tỉnh là chủ đầu tư huy động vốn theo hình thức xã hội hóa.

Trong giai đoạn 1, Lào Cai sẽ kêu gọi đầu tư kết hợp hỗ trợ từ ngân sách địa phương phần khu bay (bao gồm cả hạng mục san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng và tái định cư) với tổng kinh phí hơn 2.800 tỷ đồng. Tổng công ty Quản lý bay nghiên cứu đầu tư hạng mục quản lý bay với tổng kinh phí khoảng 160 tỷ đồng. Tổng công ty Cảng hàng không nghiên cứu đầu tư khu hàng không dân dụng với tổng kinh phí hơn 1.700 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2 sẽ triển khai khi có nguồn lực và nhu cầu.

Theo một số chuyên gia hàng không, nguồn khách chính cho sân bay Lào Cai là khách du lịch từ miền Nam ra phía Bắc và khách từ Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc) đi tiếp vào nội địa Việt Nam. Lượng khách này không lớn và ổn định như khu vực Vân Đồn, Phan Thiết, Đồng Hới, Chu Lai... Do đó, việc đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Năm 2016, Cục Hàng không đã công bố quy hoạch sân bay Lào Cai đặt tại huyện Bảo Yên. Đây là cảng nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự, có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương.

Đọc thêm

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.