‘Lãnh đạo không tốt sẽ không chọn được người tài’

Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt - Ảnh: VGP/ Kiều Liên
Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt - Ảnh: VGP/ Kiều Liên
‘Người lãnh đạo có chính sách đúng sẽ giúp cho đơn vị phát triển. Người lãnh đạo giỏi sẽ biết khai phá và phát huy được tiềm năng mọi mặt của cán bộ. Còn lãnh đạo không tốt sẽ không bao giờ chọn được người tài”, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh.
Nhân dịp Xuân Mậu Tuất, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt đã dành cho Báo Điện tử Chính phủ buổi trò chuyện về tình hình phát triển kinh tế-xã hội đất nước; về công tác cán bộ; phòng chống tham nhũng, lãng phí; về công tác tập hợp đại đoàn kết toàn dân… trong năm qua.

Cần có những bước phát triển vững vàng

Đất nước ta vừa đi qua năm Đinh Dậu 2017 với rất nhiều sự kiện sôi động và phong phú, với những thành quả đạt được trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, đối ngoại, văn hoá, thể thao… ông đánh giá như thế nào về những kết quả đó?

Ông Phạm Thế Duyệt: Năm 2017 đất nước ta đã đạt được những kết quả khá toàn diện, điều đó là rất đáng mừng. Trong đó, kinh tế phát triển cả về xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển toàn diện. Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh ổn định, tăng trưởng. Lĩnh vực nào cũng có chuyển biến tích cực, đặc biệt là nông nghiệp đã tạo thế mạnh cho các ngành khác phát triển.

Những kết quả trên có thể được thấy qua hình ảnh đất nước đang bước vào những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, đón Tết yên vui, đầm ấm. Giá cả được bình ổn, các mặt hàng đa dạng, phong phú, xuất nhập khẩu trong xu thế hội nhập gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng ta vẫn đứng vững, điều đó thể hiện sự tiếp cận nhanh; trình độ quản lý, phát triển sản xuất được nâng lên rõ rệt. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt thể hiện qua việc tổ chức thành công APEC 2017, những chuyến thăm của các nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu trên thế giới qua thực tế đều đánh giá cao vị thế của Việt Nam. Từ đó tạo thế và lực cho đất nước bước vào năm 2018 với nhiều thắng lợi mới.

Năm 2017 cũng là năm tạo thế và lực, củng cố vững chắc và tạo được sự phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân. Từ đó nhân dân kỳ vọng vào đội ngũ lãnh đạo với quyết tâm lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Tôi đánh giá rất cao đội ngũ lãnh đạo hiện nay dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Trung ương Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực, phấn đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân như đồng chí Tổng Bí thư đã nói và biểu dương trong bài phát biểu chúc Tết Mậu Tuất.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ phải thấy được những khó khăn, chúng ta chưa thể yên tâm để nói rằng chúng ta đang phát triển vững chắc. Cần xác định bây giờ không được chậm trễ, mà không chậm trễ thì phải có bước phát triển vững vàng và mạnh. Đây là một thách thức lớn về mặt quản lý Nhà nước. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa thật yên tâm dưới sự chỉ đạo về cơ chế chính sách, hay các cấp chính quyền quản lý trong đó có thuế, công an, đầu tư để làm sao mọi thủ tục phải thông thoáng.

Quyết tâm nữa là đụng đến con người, đây là vấn đề cải cách, sát nhập tổ chức, giảm biên chế, nếu không làm cẩn thận sẽ không tạo được thế mạnh và giảm không cẩn thận sẽ tạo nên cục bộ lại mất người tài, giảm người có năng lực. Điều đấy không phải là không xảy ra.

Năm 2018 thường nói là năm bản lề là rất đúng và cùng hình dung lại năm Mậu Thân 1968, năm Mậu Thìn 1988 quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết Đại hội 6 đổi mới. Phải chăng năm 2018 cũng là con số 8 năm chẵn của sau mấy chục năm sẽ có bước phát triển vượt bậc, tạo thế để bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0. Bước đi ấy phải thật vững vàng trên mọi lĩnh vực về phát triển kinh tế-xã hội và đặc biệt về xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Không chủ quan, tự mãn với kết quả đạt được

Góp phần cho sự phát triển chung của đất nước là quyết tâm của Đảng, của toàn dân trong việc phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm, dù ở cấp nào, ngành nào. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Phạm Thế Duyệt: Như tôi đã nói, năm 2017 chuyển biến rõ nét về nhiều mặt cũng từ Nghị quyết 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng của khoá XI. Thành quả đạt được hôm nay có thể thấy qua mấy điều: Thứ nhất, chúng ta đang quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xử lý những cá nhân tập thể sai phạm, phát hiện người tài để củng cố bộ máy tổ chức.

Đồng thời phải tự thấy rằng, hôm qua chúng ta đã có khuyết điểm, đã đưa vào những cương vị lãnh đạo, không kiểm tra, kiểm soát, không chú ý xây dựng từ cơ sở. Thực chất là hôm nay làm tốt những vấn đề chính là hôm qua có khuyết điểm. Không thấy điều đó lại không thấy mình và thấy điều đó lại càng có quyết tâm hơn. Nếu chỉ thấy hôm nay mình làm được mà không thấy hôm qua thì lại không hay, không thấy hôm qua thì không thấy bài học, nguyên nhân rất cốt lõi do hôm qua gây ra là gì để khắc phục.

Tôi thấy không khí đất nước đón chào xuân mới rất tốt, qua hình ảnh đội tuyển U23 Việt Nam vào được chung kết là điều rất hay, tuy không giành giải Nhất nhưng cũng nói lên 3 điều đó là: Người dân Việt Nam rất yêu nước, rất tự hào dân tộc nếu chúng ta biết phát huy tiềm năng và trí tuệ của nhân dân có thể sánh vai với các nước.

Điều thứ hai là không phải ngẫu nhiên là có đội bóng đá hay mà do công đào tạo mới có được lứa cầu thủ đó. Đất nước mình cũng như vậy, thế hệ trẻ phải được quan tâm, bồi dưỡng đúng và bài bản. 

Thứ ba là phải có người lãnh đạo giỏi, biết tập hợp tạo nên sức mạnh tập thể, anh em tâm phục khẩu phục.

Nguyên nhân nào dẫn đến những thành công trên thưa ông?

Ông Phạm Thế Duyệt: Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng điều chúng ta đã định hướng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân cơ bản nhất. Trong đó Đảng lãnh đạo, thể hiện ở 2 vấn đề chính là tổ chức và cán bộ. Làm sao được như Bác Hồ đã nói về tổ chức và cán bộ là phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Đó là điều quyết định nhất, nếu lãnh đạo không tốt thì không bao giờ chọn người tài. Nếu chưa có bước đi phù hợp thì phải điều chỉnh.

Thứ hai là do người lãnh đạo có chính sách đúng sẽ giúp cho đơn vị phát triển, người lãnh đạo giỏi sẽ biết khai phá và phát huy được tiềm năng mọi mặt của cán bộ, biết lãnh đạo tốt sẽ phát huy được tiềm năng mọi mặt. 

Thứ ba không thể không nói là những khó khăn trước mắt, là tham nhũng quan liêu, giải quyết không phải một lúc mà làm đâu chắc đó, không được chủ quan, phải hết sức sáng suốt, không được tự mãn.

Vấn đề cốt lõi nữa là công tác đại đoàn kết dân tộc, mọi người đều vào cuộc kể cả kiều bào ta ở nước ngoài hay trong nước. Phải nhanh chóng phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh để nhân dân ai cũng thấy mình trong đó, thấy mình có trách nhiệm, ai cũng thấy mình được hưởng, ai cũng thấy mình tự hào. Nhìn về tương lai không ai muốn đất nước thua kém các nước trong khu vực và thế giới.

Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm

Không phải ngẫu nhiên mà một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan rộng. Ông nhìn nhận như thế nào về công tác chỉ đạo, điều hành góp phần vào thành công chung trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?

Ông Phạm Thế Duyệt: Để đánh giá đội ngũ lãnh đạo Chính phủ thì phải nhìn vào kết quả đã đạt được. Trong năm qua, Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, Nghị quyết phải ra cuộc sống. Nơi nào có thành tích tốt thì Đảng nên đánh giá vai trò của chính quyền là quan trọng nhất. Nơi nào mà mất đoàn kết thì Đảng phải chịu trách nhiệm cao nhất. Những chỉ tiêu kinh tế-xã hội đều đạt được cho thấy quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo.

Tôi thấy vui vì có nhiều đồng chí bộ trưởng hăng hái, xông xáo, quyết liệt trong hành động. Nhiều đồng chí bộ trưởng được dân tin yêu, hết lòng vì dân. Đội ngũ cán bộ phải như Bác nói phải vừa có đức vừa có tài, cán bộ mà không có đức, có tài thì không làm được việc; có tài mà không có đức sẽ không làm được việc gì, làm sẽ hỏng./.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.