Lời xin lỗi muộn màng
Văn phòng Chính phủ cho phát một đoạn video clip xin lỗi người dân Việt Nam của ban lãnh đạo Công ty Formosa Hà Tĩnh.
"Chúng tôi cam kết khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, hoàn thiện công nghệ của nhà máy theo yêu cầu của các bộ, ngành Việt Nam và UBND Hà Tĩnh.
Chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, đảm bảo phòng, chống các sự cố môi trường tương tự như đã xảy ra và tạo niềm tin với người dân Việt Nam, cũng như bạn bè quốc tế.
Chúng tôi xin cam kết thục hiện đúng và đầy đủ các cam kết với Chính phủ liên quan đến vụ việc này và cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam.
Chúng tôi mong rằng bằng sự chân thành từ trái tim, sự nỗ lực tối đa trong giải quyết sự cố này, chúng tôi sẽ nhận được sự cảm thông của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Chúng tôi vô cùng biết ơn Chính phủ đã có chỉ đọa tìm ra nguyên nhân sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua. Chúng tôi tha thiết mong người dân rộng lượng và tha thứ cho chúng tôi", ông Thành kết thúc lời xin lỗi.
Kết thúc clip, ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận lỗi với nhân dân Việt Nam.
"Tôi là Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tôi cùng ban lãnh đạo công ty thay mặt cho hơn 6.300 cán bộ và nhân viên công ty xin phát biểu về sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung như sau", đại diện Formosa Hà Tĩnh nói.
"Công ty chúng tôi đến Việt Nam với mong muốn đầu tư và phát triển bền vững, lâu dài để đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, tỏng quá tình vận hành thử của công ty và qua kết quả kiểm tra nghiên cứu, đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cho thấy sự cố đã xảy ra trong nhà máy là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vừa qua (Giai đoạn vận hành thử do các nhà thầu phụ được công ty chúng tôi tuyển chọn và ký hợp đồng thực hiện). Công ty xin nhận trách nhiệm và thành thật xin lỗi nhân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, quảng Trị, Thùa Thiên - Huế.
Công ty xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Việt Nam vì đã gây ra sự cố môi trường thời gian qua, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, việc làm của người dân và môi trường 4 tỉnh miền Trung. Chúng tôi xin cam kết thục hiện bồi thường thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung".
Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD sau sự cố môi trường
Thông tin từ Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Các cơ quan đã xác định Công ty gang thép Formosa có xả thải ra môi trường các chất có độc tố phenol, xianua, hydro ôxit sắt. Tham vấn quốc tế, các nhà khoa học kết luận trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp Formosa là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng làm hải sản chết bất thường.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo. Ảnh: Dân Trí |
Với những chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ TN-MT đã phối hợp với các bộ ngành khác và tỉnh thành khác, nhiều lần làm việc với tập đoàn Formosa the one và Công ty Formosa Hà Tĩnh. Ngày 28/6, Công ty Formosa Hà tĩnh cũng nhận trách nhiệm gây ra sự cố ô nhiễm môi trường trên và cam kết thực hiện 5 điểm: - Xin lỗi người dân và Chính phủ Việt Nam vì gây ra sự cố
1. Cam kết bồi thường cho người dân và xử lý phục hồi 11.500 tỷ, tương đương 500 triệu USD
2. Khắc phục triệt để các tồn tại của hệ thống xử lý nước thải, công nghệ sản xuất để đảm bảo chất lượng xả thải theo yêu cầu của Hà Tĩnh và các cơ quan Trung ương, không để tái diễn tình trạng vừa qua
3. Xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung để tạo niềm tin với người dân và bạn bè quốc tế
4. Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm, nếu tái phạm sẽ chịu các chế tài của pháp luật Việt Nam.
Ông Dũng nhấn mạnh, việc khắc phục sẽ tiến hành với tinh thần minh bạch, có giám sát của MTTQ và các đoàn thể, nhân dân để đảm bảo Fomosa thực hiện đúng các cam kết, khôi phục lại môi trường biển và đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người dân, đảm bảo cuộc sống bình yên trên địa bàn, không để kẻ xấu lợi dụng.
Chính phủ đánh giá cao sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân cả nước, nhất là nhân dân 4 tỉnh miền Trung, sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TƯ Đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội. Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trong quá trình giải quyết xử lý môi trường cũng được ghi nhận. Chính phủ đánh giá cao quan điểm của phía Đài Loan khi yêu cầu Fomosa thực hiện trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố.
“Đây cũng là bài học với các doanh nghiệp đầu tư, trong quá trình hoạt động phải chấp hành nghiêm pháp luật, trong đó có pháp luật về môi trường” – ông Dũng nói.
17h10, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, người chủ trì cuộc họp báo thông báo về nội dung cuộc họp báo quốc tế.
Ông Dũng nhấn mạnh một nội dung rất quan trọng như lời hứa của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là trong tháng 6 sẽ công bố kết luận về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hải sản chết bất thường dọc biển 4 tỉnh miền Trung.
Nội dung thứ nhất, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khái quát, công tác hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm số một của Chính phủ, trong đó việc tháo gỡ khó khăn, gạt bỏ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp để tạo động lực mạnh mẽ nhất cho phát triển kinh tế. Chính phủ tập trung chỉ đạo hoàn thiện các văn bản để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, quy định chi tiết việc thực hiện các luật của Việt Nam về thu hút đầu tư, với sự tham gia của các Bộ, cơ quan thẩm định, thẩm tra, tổ chức đối thoại trực tiếp với các chuyên gia, tập đoàn kinh tế với tinh thần bỏ các rào cản, các giấy phép con. Trong 3 tháng gần đây, Chính phủ mới đã ban hành được 91/101 văn bản cần ban hành. Như vậy, số văn bản nợ đọng chỉ còn lại 10 văn bản của 13 luật, pháp lệnh. Đặc biệt, 50/50 văn bản cần ban hành để thực hiện luật Doanh nghiệp và Đầu tư đã được ban hành đầy đủ.
Với tinh thần hết sức quyết liệt để tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, việc soạn thảo các văn bản vừa qua được thực hiện nhanh nhất có thể nhưng không vì tiến độ mà để buông chất lượng. Ông Dũng nhấn mạnh, không đặt vấn đề nâng thông tư của các Bộ lên thành Nghị định. Tất cả những phần chồng lấn của các Bộ, Thủ tướng đã chỉ đạo quán triệt mỗi việc chỉ có 1 cơ quan đầu mối. Thủ tướng cũng chỉ đạo sau khi ban hành cần kịp thời rà soát, xem xét sửa đổi bổ sung nếu phát hiện nội dung nào đó không hợp lý.
Nội dung thứ 2, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói, trong tháng 4/2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) đã xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng làm hải sản chết đồng loạt, bất thường, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh xã hội. Ngay khi có thông tin, các lãnh đạo Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo thường xuyên việc khắc phục sự cố, chỉ đạo các cơ quan đánh giá nguyên nhân trên cơ cở khoa học, khách quan, làm rõ nguyên nhân để có giải pháp xử lý sự cố. Thủ tướng giao Bộ KH-CN chủ trì phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam huy động 100 nhà khoa học trong nước, ngoài nước, thu thập dữ liệu có sự phản biện của nhà khoa học nước ngoài. Các cơ quan xác định nguồn độc xuất phát từ nguồn thải của khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh có phenol kết hợp với Hidro tạo thành chất độc trôi theo dòng hải lưu về phía nam làm hải sản chết hàng loạt, nhất là khu vực đáy biển.
Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy.
Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.
Nhiều giả thiết về nguyên nhân cá chết được đưa ra, tập trung vào hai nhóm là tảo đỏ và độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người. Trong số các nguồn xả thải gần khu vực Vũng Áng, cái tên được nhắc đến nhiều lần là Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa).
Ngư dân và các nhà khoa học nghi vấn hệ thống xả thải ngầm không đảm bảo và nhiều phụ phẩm độc hại của Formosa là nguyên nhân chính khiến môi trường biển biến động đột ngột, cá tầng đáy chết hàng loạt. Đường ống xả thải dài 1,5 km, đường kính hơn một mét được chạy ngầm dưới biển. Đường ống này được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép theo tiêu chuẩn 52/2013.