Lãnh đạo cấp cao cũng cần liên tục học hỏi và cải thiện

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường phát biểu khai mạc hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường phát biểu khai mạc hội thảo.
(PLVN) - Các nhà lãnh đạo cấp cao có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và thường có hiểu biết hơn cả giảng viên. Nhưng do bối cảnh thay đổi nhanh chóng và những thách thức mới trong công tác quản trị, ngay cả các nhà lãnh đạo cấp cao cũng cần liên tục học hỏi, phát triển và cải thiện. 

Đó là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Đào tạo nhân lực cho nền công vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân và hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam và Viện Quản trị Chandler, Singapore tổ chức sáng nay (6/12), tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các nước: Pháp, Italia, Nga, Thụy Điển, Singapore, Malaysia, Campuchia, Nigeria; các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.

Hướng đến nền hành chuyên nghiệp, hiện đại

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, Hội thảo này có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần chia sẻ những kinh nghiệm giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PSG.TS. Nguyễn Bá Chiến, Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khẳng định, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức, quyết định sự thành bại của tổ chức, là chìa khóa để giải quyết các vấn đề của tổ chức. Đầu tư vào nguồn nhân lực là đầu tư cho phát triển.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước mà còn ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của nền công vụ quốc gia, tác động tới hiệu quả quản trị quốc gia.Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nâng cao chất lượng hoạt động động công vụ. 

Nhà nước Việt Nam xác định, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài nên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức hướng đến mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại.

Với tham luận “Tầm nhìn Việt Nam 2045 và Chiến lược đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng”, PGS.TS. Vũ Minh Khương, Viện Quản trị Chandler đã nêu bật 8 xu thế lớn toàn cầu đang tác động tới sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đó là: toàn cầu hóa; sự trỗi dậy của khu vực châu Á; quá trình đô thị hóa; dân số ngày càng già hóa; phát triển bền vững trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và thực hiện trách nhiệm xã hội của các chủ thể trong xã hội....

Những xu thế này đang tác động mạnh mẽ tới cách thức xác lập thể chế, vận hành quản trị quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bối cảnh đó đang đặt ra những thách thức đòi hỏi những nỗ lực cải cách vượt bậc của Việt Nam. 

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo. 

Nhấn mạnh vai trò của nền hành chính phục vụ, TS.  Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, nền hành chính này phải lấy công dân làm trung tâm; mọi quá trình của nền hành chính đều dựa vào sức mạnh của công dân và vì lợi ích của công dân. 

Chỉ khi Chính phủ là Chính phủ mở, công dân dễ tiếp cận với Chính phủ thì mới có thể phát huy được đầy đủ vai trò, trách nhiệm của công dân vào quá trình quản lý nhà nước.

Lãnh đạo phải có tầm nhìn, chiến lược...

Trình bày tham luận với chủ đề “Phát triển lãnh đạo cấp cao trong nền công vụ”, ông Wu Wei Neng, Giám đốc điều hành Viện Quản trị Chandler, Singapore dẫn lại lời của Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng “Nhân tài là tài sản giá trị nhất của một quốc gia”. Ông Wu Wei Neng khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ lãnh đạo cấp cao đó là định hình văn hóa tổ chức, tầm nhìn, chiến lược, thiết lập mục tiêu và đảm bảo sự triển khai phù hợp.

Cùng với đó, phải biết quản lý và phân bổ nguồn lực quý giá của tổ chức (tiền bạc, nhân tài, thời gian...); tăng cường, duy trì tổ chức và chuyển giao một di sản vững chắc hơn cho các nhà lãnh đạo kế thừa.

Theo ông Wu Wei Neng, chương trình đào tạo dành cho viên chức bậc thấp được thiết kế tương đối đơn giản. Tuy nhiên, chương trình đào tạo dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao thường khó và phức tạp hơn. 

Các nhà lãnh đạo cấp cao có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và thường có hiểu biết hơn cả giảng viên. Họ cùng đảm nhiệm nhiều trọng trách và có ít thời gian để tham gia đào tạo. Nhưng do bối cảnh thay đổi nhanh chóng và những thách thức mới trong công tác quản trị, ngay cả các nhà lãnh đạo cấp cao cũng cần liên tục học hỏi, phát triển và cải thiện. 

Ông Wu Wei Neng phát biểu tại hội thảo.
Ông Wu Wei Neng phát biểu tại hội thảo. 

Do đó, cần phải phát triển và bồi dưỡng các nhà lãnh đạo tương lai ngay từ giai đoạn đầu. Cùng với đó, các cơ quan chính quyền Trung ương và các nhà lãnh đạo cấp cao nhất cần tích cực tham gia vào công tác phát triển lãnh đạo.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Thứ trưởng Triệu Văn Cường cho rằng, nội dung các tham luận đã tập trung làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền hành chính phục vụ đối với Việt Nam. 

Các tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học đến Singapore, Italia, Pháp,... đã chia sẻ kinh nghiệm hết sức quý báu trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho nền công vụ. Qua đó đã gợi mở, định hướng nhiều nội dung quan trọng cho các nhà khoa học, nhà quản lý thực tiễn tại Việt Nam tiếp tục tham mưu cho các cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo hoàn thiện nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...