Nằm trên cù lao được con sông Đồng Nai bao bọc, xã Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên) là một trong những xã phường hiếm hoi của tỉnh Bình Dương ít bị tác động bởi công nghiệp, không có nhà máy, không có ống khói và nước thải công nghiệp. Nơi đây vẫn luôn giữ được không gian làng quê yên bình.
Ngoài ra, Bạch Đằng còn là một trong những điểm đến mới lạ cho khách du lịch. Chỉ qua cây cầu bắc ngang sông Đồng Nai, du khách như bước từ một thành phố công nghiệp hiện đại hối hả trở về với làng quê tĩnh lặng, trong trẻo mà không kém phần hiện đại, thông minh.
Điểm sáng nông thôn mới
Năm 2010, cầu Bạch Đằng được khánh thành sau 3 năm khởi công xây dựng. Cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối liền cù lao Bạch Đằng với thị xã Tân Uyên. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng tạo sự thuận tiện giao thông và động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng chuyên canh trồng bưởi và phát triển du lịch sinh thái của địa phương.
Người dân địa phương ở đây chủ yếu sống thuần bằng nông nghiệp, đánh cá, trồng rau, lúa và cây ăn trái. Trong đó, rất nổi tiếng với cam và bưởi. Bưởi ở đây không chỉ là kết tinh của đất trời, mà còn là con người, là văn hóa.
Cũng trong năm 2010, xã Bạch Đằng được UBND tỉnh Bình Dương chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2013, xã đạt 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và được UBND tỉnh Bình Dương công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đạt 62 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,97 lần so với năm 2014.
Cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối liền cù lao Bạch Đằng với thị xã Tân Uyên, Cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối liền cù lao Bạch Đằng với thị xã Tân Uyên. |
Bạch Đằng trở thành điển hình, điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Minh chứng rõ nhất là kếtcấu hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi xã hội đã từng bước được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, khang trang.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, xã Bạch Đằng tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Bình Dương. Đặc biệt đây là nơi thực hiện nhiệm vụ xây dựng thí điểm “Làng thông minh” theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
“Làng thông minh”
“Làng thông minh” được xây dựng, nơi tập trung nhiều sáng kiến về những vấn đề và nhu cầu hiện nay trong cộng đồng như: công nghệ, nông nghiệp, việc làm, nâng cao năng suất lao động cho người dân nông thôn sự gắn kết của cộng đồng, y tế, giáo dục, năng lượng, xử lý rách thải, khu vực đáng sống, bảo vệ môi trường...
Trong tương lai, đây sẽ là nơi đáng sống, thân thiện thiên nhiên môi trường, vừa là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, phát triển du lịch sinh thái, trở thành một biểu tượng xanh cho Bình Dương. Có con người thân thiện hòa hợp cùng tự nhiên trong không gian xanh.
Bên cạnh đó, mhững ứng dụng trong công nghệ thông tin sẽ được đưa vào trong quản lý sản xuất, quản lý môi trường, quản lý an ninh của cộng đồng dân cư và hỗ trợ cơ quan nhà nước trên địa bàn xã Bạch Đằng.
Những tuyến đường hoa rực rỡ ở “Làng thông minh” Bạch Đằng. |
Đồng thời, các hạng mục điển hình như hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hệ thống thoát nước, camera an ninh, cây xanh hai bên đường giao thông sẽ được xây dựng. Wifi tốc độ cao miễn phí cũng được lắp đặt tại các điểm tập trung dân cư, khu vực cộng đồng. Rác thải và nước thải cũng sẽ có phương án thu gom và xử lý. Cải tạo cảnh quan xây dựng không gian xanh, sạch.
Điều lớn hơn, từ việc thống nhất được các khái niệm và cách tiếp cận “Làng thông minh” của xã Bạch Đằng sẽ tạo tiền đề hướng đến xây dựng xã nông thôn mới thông minh trong tương lai. Điều này không ngoài mục đích nhằm đảm bảo xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh. Đây là quá trình thường xuyên, liên tục hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo hài hòa các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa.
Cù lao Bạch Đằng gắn liền với thương hiệu trái cây nổi tiếng là Bưởi Bạch Đằng. Bưởi ở đây không chỉ là kết tinh của đất trời, mà còn là con người, là văn hóa. |
Cũng trong năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông Bình Dương sẽ phối hợp triển khai các dự án phát triển sản xuất lồng ghép dự án đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Bạch Đằng để thực hiện đề án. Bên cạnh đó, đưa ứng dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm cây ăn trái và ứng dụng truy xuất nguồn gốc để quản lý chất lượng sản phẩm.
Như vậy, nhìn ra thế giới, từ năm 2017, Ủy ban châu Âu đã đưa ra hành động đối với các làng thông minh nhằm mục đích khởi xướng một số định hướng về các ngôi làng trong tương lai. Song đến nay, làng thông minh là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam và Bình Dương lại đi tiên phong trong hành trình bước tiếp thử nghiệm xây dựng làng thông minh theo phong cách Việt Nam. Nếu làng thông minh Bạch Đằng được triển khai hiệu quả thì đời sống người dân vùng nông thôn sẽ được nâng cao.
Kỳ vọng, trong tương lai “Làng thông minh”sẽ là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, du lịch sinh thái, trở thành một biểu tượng xanh cho Bình Dương. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc thực hiện thí điểm xây dựng làng thông minh tại xã Bạch Đằng. Đồng thời, được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu và là mô hình mẫu để tổ chức nhân rộng tại các xã có điều kiện tương tự trên toàn tỉnh.
Bình Dương là 1 trong 7 cộng đồng thông minh tiêu biểu thế giới
Vùng thông minh Bình Dương là 1 trong Top 7 cộng đồng có Chiến lược phát triển Thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới của năm 2021.
Vừa qua, tại New York (Hoa Kỳ), diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới ICF – diễn đàn gồm gần 200 đô thị thông minh thịnh vượng trên thế giới, đã vinh danh vùng Thông minh Bình Dương là 1 trong TOP 7 cộng đồng có Chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu trên thế giới của năm 2021.
Sau ba lần liên tiếp nằm trong Top 21 (SMART 21), đây là lần đầu tiên Vùng Thông minh Bình Dương lọt vào Top 7. Sánh vai với các thành phố: Curitiba, Paraná, Brazil; Langley Township, British Columbia, Canada; Mississauga, Ontario, Canada; Moscow, Russia; Townsville, Queensland, Australia; Winnipeg, Manitoba, Canada. Điều đó khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chiến lược đúng đắn và những bước phát triển kiên định, vững chắc của của Bình Dương trong thời gian qua.
Để đánh giá một thành phố đạt trong Top 7, ICF đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hàng trăm thành phố trên thế giới, từ đó lựa chọn ra Top 21 (SMART 21). Top 21 sẽ được tiếp tục so sánh và đánh giá kỹ lưỡng, trực tiếp và gián tiếp, qua đó chọn ra Top 7 những thành phố có chiến lược phát triển thông minh nhất.
Một khu vực lọt vào Top 7, trước hết cần thỏa mãn 6 tiêu chí khắt khe đã được kiểm tra tại vòng Top 21, cụ thể là về nền tảng kết nối băng thông rộng, nguồn nhân lực tri thức, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, bình đẳng công nghệ số và cam kết đồng lòng của cả cộng đồng.
Đặc biệt tại vòng Top 7, ICF còn nghiên cứu đánh giá về chiều sâu nội hàm của chiến lược phát triển của các địa phương, nhìn nhận vào tính kế thừa, sự sâu sắc và tính kiên định của chiến lược, nhằm cuối cùng tạo ra những giá trị phục vụ cho sự phồn vinh và hạnh phúc của cộng đồng.
Bình Dương vinh dự được nằm trong Top 7 cũng bởi đạt được tốt những tiêu chí như có sự kiên định của 25 năm phát triển, bên cạnh đó nhà nước và doanh nghiệp cùng đồng hành. Không những thế, còn thấu hiểu nội tại, định hướng tương lai và cuối cùng, tất cả đều vì sự hạnh phúc của cộng đồng.