Lặng thầm ngày đêm thu gom lượng rác thải 'khổng lồ' khi Đà Nẵng 'ai ở đâu ở yên đấy'

Lặng thầm hy sinh niềm vui cá nhân để thu gom và xử lý rác thải trong những ngày Đà Nẵng "oằn mình" chống dịch COVID-20.
Lặng thầm hy sinh niềm vui cá nhân để thu gom và xử lý rác thải trong những ngày Đà Nẵng "oằn mình" chống dịch COVID-20.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 20 ngày toàn TP Đà Nẵng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách, gần 1.500 công nhân vệ sinh môi trường vẫn duy trì đều đặn công việc thường nhật. Ngoài gian nan, độc hại, họ còn đối mặt với nhiều khó khăn khi thu gom rác ở các khu cách ly, phong tỏa; những vùng có ca F0, hay xử lý rác thải y tế.

Lượng rác 'khổng lồ'

1 tuần trước thời điểm áp dụng biện pháp “ai ở đâu ở yên đó” (ngày 16/8), số lượng rác sinh hoạt của Đà Nẵng được thu gom dao động từ 615 đến hơn 700 tấn/ngày; lượng rác nguy hại, thu gom, xử lý (theo quy trình) từ 6,804 – 8, 147 tấn/ngày; trong đó, lượng chất thải rắn, phân bùn, bể phốt (có nguy cơ chứa SARS-CoV-2) 3,155 tấn.

Thế nhưng, ngay khi thực hiện “ai ở đây ở yên đó”, lượng chất thải rắn, phân bùn, bể phốt (có nguy cơ chứa SARS-CoV-2) liên tục ghi nhận trung bình hơn 4 tấn/ngày (tăng hơn 1,7 tấn so với ngày trước).

Lượng rác thải phải thu gom hàng ngày rất lớn.

Lượng rác thải phải thu gom hàng ngày rất lớn.

Lượng rác thải Y tế tăng cao trong thời điểm Đà Nẵng áp dụng các biện pháp chống dịch.

Lượng rác thải Y tế tăng cao trong thời điểm Đà Nẵng áp dụng các biện pháp chống dịch.

Lượng rác thải Y tế trước ngày 16/8 trung bình 2,04 tấn/ngày. Thế nhưng, khi Đà Nẵng áp dụng biện pháp chống dịch cao hơn, có ngày lên đến hơn 3,2 tấn.

Đặc biệt, tại Bệnh viện dã chiến, lượng rác thải phải thu gom xử lý lên đến 5,12 tấn/ngày. Cũng tại Bệnh viện dã chiến, khối lượng nước thải được thu gom xử lý có thời điểm 64m3, nhưng sau đó tăng lên 71m3.

Còn tại các khu cách ly tập trung và khu dân cư bị cách ly, trong kỳ báo cáo, khối lượng công việc đã thực hiện, được ghi nhận: thu gom, xử lý 133 thùng rác từ khu cách ly tập trung, 652 thùng rác ở khu dân cư bị cách ly (số liệu trước đó từ khu cách ly tập trung chỉ mức 107 thùng, khu dân cư bị cách ly 506 thùng).

Hiện tổng số lao động thực hiện vệ sinh môi trường cho Đà Nẵng chỉ có 1.456 người (gồm: Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng (1.288 người); Công ty TNHH Môi trường Đô thị Hà Nội – Chi nhánh Miền Trung 127 người); Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh 29 người; Trung tâm Hỏa táng An Phúc Viên 7 người). Chừng đó người nhưng khối lượng công việc tăng gấp nhiều lần khiến chị em công nhân lao động vệ sinh môi trường phải nỗ lực, làm tăng ca, thầm lặng hy sinh những niềm vui cá nhân, nhu cầu riêng tư để thực hiện đúng cam kết với chức trách nghề nghiệp.

Ngoài giữ cho Đà Nẵng xanh – sạch – đẹp trong những ngày giãn cách, công nhân lao động vệ sinh môi trường còn góp phần gìn giữ, bảo vệ sự an toàn cho môi trường sinh thái. Chỉ cần trong 1 ngày, vì một lý do nào đó, hay chỉ một khâu trong toàn quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý bị lỗi nhịp, Đà Nẵng sẽ có nơi hoặc nhiều nơi ngập rác.

Hiện có 1.025/1.456 người lao động đã được tiêm vaccine phòng chống COVID-19 (mũi 1). Lực lượng công nhân môi trường được thành phố chọn đưa vào diện xét nghiệm SARS-CoV-2 thường xuyên, cứ 3 ngày 1 lần lấy mẫu để theo dõi, phòng trừ lây lan dịch.

Đồng hành và sẻ chia

Trong những ngày thành phố thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội ở mức cao, để chia sẻ những khó khăn của người lao động, lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) TP Đà Nẵng đã đến thăm, động viên tặng quà các lực lượng vẫn miệt mài, thầm lặng với công việc giữ cho phố phương xanh, sạch.

Ngày 16/8, Giám đốc Sở Tô Văn Hùng tặng 1.000 tấm kính che giọt bắn và 100 chai dung dịch sát khuẩn 650ml hỗ trợ cho công nhân CTCP Môi trường đô thị Đà Nẵng; tặng 1.500 đôi găng tay cao su và 130 tấm chắn giọt bắn cho anh chị em công nhân CT Môi trường đô thị Hà nội - Chi nhánh Miền Trung.

Thu gom, xử ý rác thải, những công việc thầm lặng những đầy gian nan mùa dịch

Thu gom, xử ý rác thải, những công việc thầm lặng những đầy gian nan mùa dịch

Chiều 21/8, 80 suất tổng quà trị giá 32 triệu đồng cho công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hoà Vang. Tặng 20 suất tổng quà trị giá 8 triệu đồng cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng.

Cũng lời ông Hùng, những đóng góp này được huy động từ các tấm lòng hảo tâm, của chính anh chị em CBCCVC ngành TN&MT.

Phần lớn anh chị em thu gom rác làm việc theo chế độ bán chuyên nghiệp tại huyện Hòa Vang có gia cảnh rất khó khăn. Lãnh đạo Sở TN&MT cho biết, dù làm việc trong điều kiện môi trường độc hại, phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với rác thải, chất thải, địa bàn thu gom rộng, tuy nhiên, không ai nản lòng, bỏ việc hoặc làm qua loa cho xong. Ngày, đêm, họ có mặt ở các khu dân cư, thu gom sạch lượng rác, làm vệ sinh đường, hẻm và nhanh chóng đưa rác về điểm trung chuyển.

“Lãnh đạo Sở và cá nhân tôi rất thấu hiểu và chỉ mong được chia sẻ những khó khăn của các anh chị công nhân vệ sinh môi trường, đặc biệt trong thời gian thành phố giãn cách nghiêm ngặt “mọi người, ai ở đâu, ở yên ở đó” theo các quyết định của UBND thành phố. Trong bối cảnh như vậy, anh chị công nhân vệ sinh môi trường toàn thành phố nói chung, ở địa bàn Hòa Vang nói riêng, vẫn nỗ lực làm việc trong điều kiện rất khó khăn, chịu không ít rủi ro để đảm bảo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp”, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT bày tỏ.

Giám đốc Sở TN&MT hy vọng toàn ngành cùng nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, vừa làm việc, môi anh chị em phải chú trọng các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch, gìn giữ sức khỏe và an toàn cho chính bản thân mình, đồng nghiệp và gia đình.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.