Lạng Sơn quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Ông Dương Xuân Huyên - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời phỏng vấn phóng viên Báo PLVN.
Ông Dương Xuân Huyên - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời phỏng vấn phóng viên Báo PLVN.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu năm 2021, trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Lạng Sơn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự quan tâm của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, 6 tháng đầu năm địa phương này đã có những kết quả nổi bật.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Dương Xuân Huyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn về quá trình thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Lạng Sơn 6 tháng đầu năm và bước đầu những kết quả đạt được trong thời gian qua.

PV: Thưa ông, dịch COVID-19 hiện đang rất phức tạp. Vậy ông có thể cho biết về công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng qua đã được thực hiện như thế nào trong khi tỉnh vẫn phải đảm bảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội?

Ông Dương Xuân Huyên: Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của nước và của tỉnh Lạng Sơn trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch mới chỉ từng bước được phục hồi, chưa đạt được kết quả và lấy lại đà tăng trưởng như trước khi xảy ra dịch bệnh.

Dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước trong cả hai đợt bùng phát thứ 3 và thứ 4, nhất là đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 được đánh giá nguy hiểm, phức tạp hơn, với biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh trên diện rộng, nhất là tại Bắc Giang, tỉnh tiếp giáp với Lạng Sơn.

Kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19 đến nay, Lạng Sơn đã trải qua 2 đợt dịch bệnh. Đợt dịch thứ nhất năm 2020, ghi nhận 04 trường hợp mắc bệnh tại thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập, liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng được phát hiện từ ngày 04/8/2020. Tổng số người liên quan quản lý y tế toàn tỉnh: 5.627 người; trong đó có 04 F0; 210 F1; 1.760 F2; 3.652 F3 tại cộng đồng.

Ngay sau khi nhận được thông tin nghi ngờ về ca mắc COVID-19, UBND tỉnh đã lập tức chỉ đạo lực lượng công an, y tế làm nòng cốt cùng các lực lượng khác có liên quan thực hiện ngay các biện pháp khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh, chỉ đạo chuyển 04 trường hợp mắc COVID-19 về điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cách ly khu dân cư, thực hiện truy vết, cách ly y tế các trường hợp liên quan đến 04 ca bệnh. Sau 21 ngày phòng, chống dịch đã khống chế và dập dịch hiệu quả, không để phát sinh các ca dương tính trong cộng đồng.

Đợt dịch thứ 2 tính từ ngày 06/5/2021 đến 15 giờ ngày 18/7/2021, toàn tỉnh đã ghi nhận: 115 F0, 3.045 F1, 22.683 F2 liên quan đến 02 ổ dịch chính: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và các Khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. Trong đó: 96 F0 đã điều trị khỏi; 01 trường hợp tử vong; 2.820 F1 và 22.647 F2 đã hoàn thành cách ly. Hiện đang điều trị 15 F0 (12 tại tỉnh, 03 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), theo dõi 225 F1 và 36 F2.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp được thành lập và kiện toàn; Thành lập Tổ thông tin phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lạng Sơn.

Bên cạnh đó kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo theo chỉ đạo của cấp trên; xây dựng kế hoạch và kịch bản chuẩn bị đáp ứng với các các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh, thiết lập Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh đặt tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. HĐND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch giường cách ly và giường bệnh tại cơ sở y tế để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch điều chỉnh các cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch triển khai Bệnh viện dã chiến, phương án cách ly vùng có dịch; Kế hoạch thực hiện phương án cách ly phòng, chống dịch COVID-19 tại một khu dân cư,... đáp ứng với các tình huống dịch xảy ra; Quyết định thành lập các khu cách ly tập trung của tỉnh, của huyện để phục vụ công tác cách ly phòng, chống dịch.

Trao đổi, thống nhất với tỉnh Bắc Giang về phương án, kế hoạch đón công nhân tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang trở về tỉnh Lạng Sơn quản lý bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động sức mạnh của cả cộng đồng xã hội; “lấy phòng dịch làm ưu tiên”, “khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, chữa trị hiệu quả”, “chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”.

Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, nhất là các đơn vị tuyến đầu và sự chung sức đồng lòng của Nhân dân, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, hạn chế thấp nhất lây lan trong cộng đồng; đến nay đã qua 30 ngày không phát sinh ca nhiễm mới trong cộng đồng. Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ tiếp tục được duy trì.

Một góc thành phố Lạng Sơn.

Một góc thành phố Lạng Sơn.

Phát huy vai trò quan trọng của phương châm “bốn tại chỗ”, chú trọng vai trò của chính quyền các cấp, hoạt động hiệu quả của các Tổ COVID cộng đồng mà các địa phương đã thành lập, thực hiện tốt phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”.

Các thông tin về dịch bệnh cũng như các chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng đã đến được với người dân một cách nhanh nhất, người dân không hoang mang lo lắng nhưng cũng không lơ là chủ quan mất cảnh giác. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội đã tạo được sự tin tưởng và đồng thuận của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

PV: Ông vừa chia sẻ về công tác phòng chống dịch 6 tháng qua và đôi nét về những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, hẳn địa phương cũng gặp không ít những thử thách trong quá trình đó?

Ông Dương Xuân Huyên: Bên cạnh thuận lợi, tỉnh cũng đối mặt với một số khó khăn, hạn chế. Là tỉnh biên giới, có đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây, Trung Quốc dài trên 231 km, mặc dù công tác kiểm soát biên giới đã được tăng cường, nhưng có nhiều đường mòn, lối mở nên rất khó khăn trong việc kiểm soát người xuất nhập cảnh trái phép.

Một số đơn vị, địa phương và một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sự phối hợp giữa các lực lượng có lúc, có nơi chưa đồng bộ, trong khi đó, tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.

Giai đoạn đầu khan hiếm các mặt hàng vật tư y tế cho phòng chống dịch, công tác xét nghiệm có giai đoạn bị động, quá tải do diễn biễn nhanh, số lượng mẫu xét nghiệm quá lớn. Biến chủng mới có khả năng lây nhiễm cao so với các biến thế khác, khiến nhiều người mắc và lây lan nhanh chóng, khó khăn cho các địa phương đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho các cơ sở cách ly tập trung.

Ngoài ra, hoạt động giao thương hàng hóa qua biên giới, phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách, nhất là trong giai đoạn Việt Nam có dịch bệnh, phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát và thắt chặt các thủ tục trong các khâu kiểm soát người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu, nên không chủ động được. Hiện mở 5/12 cửa khẩu, kiểm soát chặt phương tiện xuất, lái xe phải xét nghiệm 5 ngày/lần, thời gian làm thủ tục xuất khẩu ngắn, đặc biệt là các cửa khẩu phụ,....

Trong thời gian tới cho thấy nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan trong cộng đồng là rất lớn: vẫn ghi nhận các ca mắc mới liên quan đến số công nhân tiếp nhận từ tỉnh Bắc Giang về; Tình hình dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam đang diễn biễn phức tạp, trong khi vẫn có sự giao lưu đi lại (người và phương tiện vận chuyển). nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào cửa khẩu, nhất là đối tượng lái xe trở nông sản xuất khẩu đi từ các vùng dịch đến; tình trạng công dân xuất nhập cảnh trái phép bị trao trả, công dân vẫn tìm mọi cách vượt biên trái phép hoặc một số đối tượng người Trung Quốc vẫn tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Một bộ phận nhỏ người dân vẫn có tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch; nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, nơi công cộng, tụ tập, vui chơi đông người,… Trong khi vấn đề về tiêm phòng vắc xin trên diện rộng, khả năng tiêm hết cho các đối tượng trên địa bàn cần có thời gian.

PV: Trước những khó khăn từ dịch COVID-19, lãnh đạo tỉnh đã có những chỉ đạo, điều hành cụ thể như thế nào để thực hiện mục tiêu kép?

Ông Dương Xuân Huyên: Trước những khó khăn thách thức hiện hữu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh luôn nhận thức sâu sắc thực hiện mục tiêu kép là nhiệm vụ nhất quán, nhưng bảo đảm tính mạng và sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trên tinh thần phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục các khó khăn, thách thức khi dịch COVID-19 tái bùng phát, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Ngay từ đầu năm Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung quyết liệt chỉ đạo, điều hành, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội. Địa phương đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm, xác định những nhiệm vụ quan trọng, đột phá của các cấp, các ngành để tạo chuyển biến rõ nét trong chỉ đạo; Khắc phục những hạn chế, huy động tối đa nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức theo chủ đề năm 2021 là “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”.

Xác định phòng chống dịch là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu:như đã chia sẻ ở trên, Lãnh đạo tỉnh đã có nhiều giải pháp kịp thời, sáng tạo, linh hoạt nhằm chủ động kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh.

Với tinh thần sẵn sàng trong mọi tình huống, cảnh giác cao, không chủ quan, lơ là, UBND tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo, kích hoạt các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao nhất, thường xuyên bám sát tình hình dịch bệnh, thay đổi các biện pháp phòng chống phù hợp với diễn biến và mức độ của dịch bệnh. Đẩy mạnh ủy quyền cho cấp huyện để chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường tuyên truyền, thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu để ngăn ngừa nguy cơ bệnh dịch lây lan trong cộng đồng,...

Đồng thời tiếp tục đề ra những giải pháp mới, hiệu quả, sáng tạo được đánh giá cao, nhất là xây dựng và triển khai ứng dụng bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 trên địa bàn tỉnh, thực hiện chế độ báo cáo hằng ngày; Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập cảnh qua địa bàn, mở luồng xanh cho xuất khẩu vải thiều, tổ chức phân luồng, kiểm soát người và phương tiện giao thông đường bộ từ các địa phương khác đến tỉnh Lạng Sơn, áp dụng linh hoạt các Chỉ thị số 15/CT-TTg, 16/CT-TTg, 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với từng địa bàn để phù hợp với tình hình dịch bệnh.

UBND tỉnh chỉ đạo duy trì 05 chốt kiểm dịch ra vào cửa khẩu, kiểm soát chặt chẽ các chốt kiểm dịch ra vào biên giới và thực hiện khai báo y tế đối với các lái xe, chủ hàng và các trường hợp từ các nơi khác đến cửa khẩu; Duy trì 156 lán, chốt tuần tra, kiểm soát chặt chẽ dọc tuyến biên giới; khai báo y tế điện tử, cài đặt mã QR-CODE và truy vết tại 100% cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 11/5/2021, đã thành lập 03 chốt kiểm dịch y tế liên ngành của tỉnh tại các huyện Văn Lãng, Hữu Lũng, Đình Lập; các huyện có địa bàn giáp ranh với tỉnh Bắc Giang đã chủ động thành lập các chốt kiểm dịch y tế liên ngành để kiểm soát dịch bệnh theo quy định. Hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1, đợt 2 năm 2021 theo kế hoạch.

Tập trung chỉ đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội; Tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân; tăng cường quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng; chủ động phòng, chống thiên tai; triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch. Đẩy mạnh các biện pháp tháo gỡ khó khăn để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng, nhất là các dự án trọng điểm; xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến phương án tài chính của Dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; Thống nhất phương án điều chỉnh dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Phân công từng đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo các dự án trọng điểm, công tác giải phóng mặt bằng theo lĩnh vực phụ trách.

Triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Hữu Lũng. Tập trung giải quyết, phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức đối thoại, giải quyết một số vụ việc tồn đọng, kéo dài. Chỉ đạo thực hiện Kết luận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2016-2019; việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2015-2019 tại tỉnh Lạng Sơn.

Đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; triển khai xây dựng Đề án mở rộng địa giới hành chính thành phố Lạng Sơn. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn cháy nổ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

PV: Đến thời điểm này, có thể đánh giá Lạng Sơn đã thực hiện tốt mục tiêu kép, vậy kết quả cụ thể là như thế nào, thưa ông?

Ông Dương Xuân Huyên: Ngay từ đầu năm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo, kịp thời của UBND tỉnh, các cấp, các ngành cùng với sự vào cuộc của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã thực hiện tốt mục tiêu kép, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chiều hướng phát triển tích cực, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, hạn chế ở mức tối đa lây lan trong cộng đồng, tạo được sự tin tưởng trong công tác phòng chống dịch đối với quần chúng Nhân dân.

Có thể nói trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng tình hình, mức độ của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, cùng với kinh nghiệm trong phòng chống dịch ở các đợt trước, UBND tỉnh đã có chỉ đạo phù hợp, bình tĩnh, đúng đắn, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, trong đợt dịch thứ ba tỉnh Lạng Sơn không ghi nhận thêm ca bệnh, bảo đảm Nhân dân đón Tết an toàn, vui tươi.

Tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện quyết liệt các giải pháp nên hạn chế tối đa số lượng người dương tính với COVID-19 (từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 112 ca dương tính). Từ ngày 07/6/2021 đến nay, toàn tỉnh chưa phát hiện thêm ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Đã kết thúc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Hữu Lũng từ ngày 14/7/2021.

Cùng với đó mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng đạt được một số kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,72% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,27%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,23% (công nghiệp tăng 5,49%, xây dựng tăng 8,68%), dịch vụ tăng 7,2%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,92%.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được quan tâm tập trung thực hiện ngay từ đầu năm. Mặc dù Trung ương chưa phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021 nhưng các huyện, thành phố đã quan tâm dành nguồn lực thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị mặt bằng để có thể triển khai ngay khi có nguồn vốn của Trung ương. Một số huyện đã chủ động tạm ứng ngân sách huyện để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng tại xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.

Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. Tính đến nay đã cho vay hỗ trợ lãi suất dư nợ đạt trên 50,3 tỷ đồng với tổng số 115 đơn vị; hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường 1,6 tỷ đồng và nhiều nội dung hỗ trợ có hiệu quả khác.

Quan tâm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đã phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2021cho 17 sản phẩm, tổng số hiện có 47 sản phẩm OCOP, trong đó có 15 sản phẩm 04 sao và 32 sản phẩm 03 sao.

Đời sống văn hoá, xã hội có tiến bộ, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đặc biệt là có rất nhiều nhà hảo tâm tham gia hỗ trợ bảo đảm sinh hoạt cho người dân tại các khu cách ly phòng chống dịch COVID-19. Có rất nhiều doanh nghiệp ủng hộ kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh (tổng kinh phí đến nay gần 30 tỷ đồng).

Đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thật sự trở thành ngày hội của toàn dân, với tỷ lệ cử tri đi bầu cao, đạt 99,99%, đứng thứ 2 toàn quốc. Quốc phòng, an ninh tiếp tục được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Các mục tiêu, địa bàn trọng yếu được bảo vệ tuyệt đối an toàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tai nạn giao thông được kiềm chế; công tác đối ngoại tiếp tục được duy trì có hiệu quả. Đó là những kết quả bước đầu mà cả hệ thống chính trị Lạng Sơn cùng nhân dân chung sức thực hiện.

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.