Lạng Sơn đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn thực hiện dự án cửa khẩu thông minh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn để tỉnh này triển khai thí điểm dự án xây dựng cửa khẩu thông minh.

Mới đây, báo cáo với đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Lạng Sơn, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngày 17/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.

Ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tập trung thực hiện ngay các công việc xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến việc triển khai thực hiện đề án; triển khai các thủ tục liên quan đến thi công các công trình trên biên giới; khảo sát, thiết kế, lập dự án chuẩn bị đầu tư đối với các hạng mục liên quan đề án.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, xây dựng cửa khẩu thông minh là một vấn đề mới, bước đầu triển khai thực hiện có một số khó khăn, do vậy tỉnh Lạng Sơn đề xuất Chính phủ xem xét, cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh thực hiện Đề án. Đồng thời, Lạng Sơn đề nghị các bộ, ngành quan tâm, kịp thời hướng dẫn tỉnh Lạng Sơn trong việc triển khai thực hiện các quy trình, thủ tục, quản lý liên quan đến xây dựng và vận hành thí điểm cửa khẩu thông minh; hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan trong quá trình thực hiện...

Mục tiêu của dự án cửa khẩu thông minh là xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc;

Đồng thời là cửa ngõ quan trọng thông thương hàng hóa của các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và các nước khác; xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành “cửa khẩu kiểu mẫu”, cửa khẩu đường bộ tiên tiến nhất ASEAN phát triển dựa trên ứng dụng công nghệ cao, có hệ thống giao thông đường bộ hiện đại kết nối với cảng biển, sân bay; hình thành trung tâm thương mại giao thương hàng hóa đường bộ lớn nhất của Việt Nam với các nước ASEAN, Trung Quốc và ngược lại.

Khu vực sẽ được đầu tư cửa khẩu thông minh.

Khu vực sẽ được đầu tư cửa khẩu thông minh.

Đề án cũng có mục tiêu áp dụng hình thức giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu mới dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải trong quá trình giao, nhận hàng hóa xuất nhập khẩu để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng.

Đồng thời giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, giảm chi phí vận chuyển, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho Nhân dân hai bên biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia.

Đề án xây dựng mục tiêu phấn đấu đến năm 2027, nâng cao năng lực thông quan tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 gấp 2-3 lần so với thời điểm hiện nay. Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 tăng từ 800 xe/ngày lên 2.000 - 2.500 xe/ngày; đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 tăng từ 400 xe/ngày lên 800 - 1.200 xe/ngày.

Đến năm 2030, nâng cao năng lực thông quan tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 gấp 4-5 lần so với thời điểm hiện nay.

Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 tăng từ 800 xe/ngày lên 3.000 - 3.500 xe/ngày; đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 tăng từ 400 xe/ngày lên 2.000 - 2.500 xe/ngày.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 đạt khoảng 85 tỷ USD, qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 đạt khoảng 25 tỷ USD.

Cửa khẩu thông minh sẽ giúp giảm ùn tắc tại khu vực cửa khẩu Lạng Sơn.

Cửa khẩu thông minh sẽ giúp giảm ùn tắc tại khu vực cửa khẩu Lạng Sơn.

Các mặt hàng lựa chọn thực hiện thông quan theo mô hình cửa khẩu thông minh: hoa quả, linh kiện điện tử xuất khẩu của Việt Nam, các nước ASEAN và mặt hàng linh kiện điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong thời gian thí điểm tiếp tục trao đổi với phía Trung Quốc mở rộng các mặt hàng xuất nhập khẩu để đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của Đề án.

Thời gian thực hiện Đề án từ Quý III/2024 đến hết Quý III/2029. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng, từ Quý III/2024 đến hết Quý II/2026. Giai đoạn 2 sẽ thực hiện thí điểm, từ Quý III/2026 đến hết Quý III/2029.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án cửa khẩu thông minh là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 là 2.485 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 5.481 tỷ đồng. Kinh phí được huy động từ nguồn đầu tư công kết hợp xã hội hóa.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Đọc thêm

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương do ông Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ
(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.
(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.