Làng quê trù phú hóa sa mạc tiêu điều vì nạn khai thác titan

Một điểm khai thác titan ở thôn Hưng Lạc, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.
Một điểm khai thác titan ở thôn Hưng Lạc, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.
(PLO) - Nhiều làng ven biển ở Bình Định trở nên xơ xác, những cánh rừng phi lao hơn 50 năm tuổi ở vùng cát ven biển bị đốn chặt để khai thác titan. Vành đai phòng hộ ngăn gió và bão cho làng quê từ bao đời nay bị phá bỏ. Nguồn nước ngầm cạn kiệt, những núi cát được hình thành tạo ra những vết sẹo lồi lõm ven biển, dự báo những bệnh tật, nghèo đói…
Rừng lá chắn bị phá nát, đồng ruộng sa mạc hóa
Với trữ lượng 2,5 triệu tấn titan, Bình Định là một trong bốn tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận) có trữ lượng titan cao nhất nước. Hầu hết các mỏ titan ở Bình Định tập trung ở các xã ven biển của hai huyện Phù Mỹ, Phù Cát và một phần TP Quy Nhơn. Chỉ tính riêng hai huyện Phù Cát và Phù Mỹ, có đến hơn 30 doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác, sản lượng đăng ký lên tới 650 tấn quặng titan/năm. 
Xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) có hơn 10 doanh nghiệp khai thác titan cùng lúc và cũng là địa phương có lượng titan lớn nhất tỉnh Bình Định. Từ một xã ven biển trù phú, người dân vừa đánh cá vừa làm nông, đến nay Mỹ Thành trở nên xơ xác, tiêu điều. 
Trên trảng cát thôn Hưng Lạc, chúng tôi bắt gặp hình ảnh hàng chục dãy vít khoan titan nổ ầm ầm. Hàng trăm chiếc vòi rồng phun cát tạo thành những núi cát khổng lồ. Những cánh rừng phi lao chắn gió, chắn cát hơn 50 năm tuổi đã dần bị đốn hạ để khai thác titan. Nạn cát bay, cát nhảy, mạch nước ngầm xuống thấp khiến cuộc sống đảo lộn. 
Bà Lê Thị Mận (52 tuổi), bức xúc: “Rừng phi lao hơn 50 năm tuổi làm lá chắn bảo vệ thôn bị phá bỏ để khai thác titan tạo ra những núi cát khô khốc, rát bỏng. Cát từ các mỏ titan bay mù trời, bồi lấp cả các kênh dẫn nước thủy lợi. Chỉ vì titan mà phải chặt phá hết rừng, phá hủy môi trường thì sợ rằng con cháu mình sau này ắt phải nhận hậu họa của thiên tai”.
Còn tại thôn Chánh Giáo (xã Mỹ An), dù công ty khai thác titan đã hoàn thổ, trồng lại phi lao sau khi khai thác, nhưng do mạch nước ngầm bị cạn kiệt nên hơn nửa diện tích cây trồng chết khô, số còn sống thì còi cọc. 
“Sau khi họ khai thác, phải mất mấy tháng mới trồng lại cây, trong thời gian ấy, người dân phải gánh chịu cát bụi mịt trời. Sau khi trồng cây xong thì họ đi, không quan tâm cây sống hay chết, mà còn nước ngầm đâu để cây sống”, ông Trương Công Họa (59 tuổi) cho biết.
Những con đường ở vùng ven biển huyện Phù Mỹ và Phù Cát bị băm nát vì những chuyến xe chở titan.
 Những con đường ở vùng ven biển huyện Phù Mỹ và Phù Cát bị băm nát vì những chuyến xe chở titan.
Người dân cho rằng việc khai thác titan không giúp ích gì cho kinh tế địa phương, mà còn gây ra bao nỗi khổ khác cho dân khi hằng ngày động cơ xe máy ầm ĩ cả ngày lẫn đêm, đường giao thông nông thôn bị cày nát. Nhiều công ty dùng nước biển để tuyển quặng làm hàng chục hecta đất trồng lúa của nông dân bị ảnh hưởng. Biết bao hecta đất ở Bình Định giờ đang đứng trước nguy cơ sa mạc hóa vì những bè hút cát, hút nước của các mỏ titan luôn hoạt động hết công suất suốt năm trong nhiều năm qua. 
Từ sau Tết Giáp Ngọ đến nay, hàng trăm giếng nước bị khô đáy, đào sâu thêm chỉ gặp nước phèn vàng đục. Ông Nguyễn Văn Ba (49 tuổi, ngụ thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), cho biết: “Nguồn nước bây giờ không còn như trước nữa mà đục ngầu, nhiều nơi còn hoen vàng, rất khó uống”.
Bệnh tật, tai nạn chết người
Nhiều người dân xã Mỹ Thành cho biết, từ năm 2011 đến nay, ở địa phương đã có gần chục người chết vì bệnh phổi, bệnh phế quản. Bà Đặng Thị Kiều (64 tuổi), cho biết: “Khói đen ngùn ngụt từ các nhà máy chế biến titan gần đây đã làm bà con địa phương mắc bệnh phổi, bệnh phế quản rất nhiều”.
 Bà liệt kê: “Xóm trên, bà Trương Thị Thông bị bệnh phổi chết cách đây hai năm. Xóm dưới ông Nguyễn Văn Đức và ông Nguyễn Thành Long vừa chết vì bệnh phổi nặng. Mới đây bà Lê Thị Quy cũng chết vì bệnh phổi, không biết còn bao nhiêu người chết vì bệnh tật, một phần bởi ô nhiễm từ khai thác titan gây ra”.
Còn có ba trường hợp chết và bốn trường hợp bị thương nặng nằm một chỗ do rơi xuống hố sâu của các mỏ khai thác titan không chịu hoàn thổ. Vụ tai nạn gần đây nhất là vào sáng ngày 16/1/2013, trong lúc chăn bò, em Võ Bá Quân (học sinh lớp 8, Trường THCS Mỹ Thành) và 3 đứa trẻ ngồi trên miếng xốp chơi đùa bên hồ nước ở khu vực khai thác titan của Công ty An Trường An. Miếng xốp lật úp khiến 4 trẻ rơi xuống nước. Trong khi các bạn bơi được vào bờ, Quân chìm xuống hố sâu chết đuối. 
Phi lao được hoàn thổ ở thôn Chánh Giáo, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, nhưng do nước ngầm cạn kiệt nên hơn nửa chết khô, số còn lại còi cọc
 Phi lao được hoàn thổ ở thôn Chánh Giáo, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, nhưng do nước ngầm cạn kiệt nên hơn nửa chết khô, số còn lại còi cọc
Trước thực trạng người dân các địa phương ven biển ở Phù Mỹ và Phù Cát đang hứng chịu hậu quả từ việc khai thác titan, ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định, cho biết: 
“Dân kêu ca nhiều lắm, bà con còn lặn lội vào tận UBND tỉnh đưa đơn cầu cứu. Tỉnh đã chỉ đạo phải khẩn trương hoàn thổ và trồng rừng. Phải phục hồi toàn bộ rừng phòng hộ ven biển để khôi phục môi trường. UBND tỉnh kiên quyết không gia hạn thời gian cho bất cứ doanh nghiệp nào tiếp tục khai thác titan”.
Còn ông Trần Thái Nga, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Bình Định, nói: “Trong chức năng, quyền hạn của Sở, chúng tôi đã tham mưu đầy đủ cho UBND tỉnh và cố làm hết trách nhiệm với quyết tâm buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết hoàn thổ, trồng rừng sau khai thác. Tôi là dân Phù Mỹ, tôi cũng xót cho bà con lắm chứ, hy vọng sau ba năm nữa, môi trường ở đây sẽ được cải thiện”.
Hy vọng rằng chính quyền tỉnh Bình Định làm sẽ kiên quyết như nói, để nỗi ám ảnh về titan sẽ không còn tiếp diễn đối với người dân./.

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Lâm Đồng: Bị can “ngậm quả đắng”?

Bị cáo Nai Thương trong phiên tòa sơ thẩm bị hoãn ngày 12/8/2015.
(PLO) - Việc Tou Prong Nai Thương (40 tuổi, trú tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) bị khởi tố, bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên tới trên 17,2 tỷ đồng làm rúng động cộng đồng Churu tại địa phương. Liệu Nai Thương có bị “ngậm quả đắng” trong vụ án này?

Nghệ An: Thầy - trò “đánh vật ” với đường sá

Thanh niên, đàn ông cũng bị ngã trên đường trơn trượt.
(PLO) - Những hình ảnh ngập tràn trên trang mạng xã hội facebook về “con đường đến trường” của các cô giáo và nhân dân xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn) khiến ai nấy cũng phải “rùng mình”. Pháp luật Việt Nam đã có mặt ghi nhận những khó khăn, vất vả của nhân dân nơi đây, với chung một khát khao có con đường sạch sẽ. 

Bình Định: Phạt để hợp thức hóa sai phạm?

Với hiện trạng xây móng đá chẻ và dựng các trụ sắt cao xung quanh, người dân cho rằng ông Châu xây dựng nhà kho, còn Phòng QLĐT thị xã khẳng định làm đúng GPXD
(PLO) - Đấu giá trúng 12 lô đất do Nhà nước quy hoạch làm khu dân cư nhưng sau đó ông Nguyễn Văn Châu (trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định) ngang nhiên xây dựng nhà kho sử dụng vào mục đích chứa nông sản.

Hiệu trưởng ĐH Tài Chính - Maketing dính nghi án ngoại tình được bao che?

Ông Phạm Thiên Kha (trái) và ông Hoàng Trần Hậu đang ôm nhau song ca
(PLO) - “Nghi án” ngoại tình liên quan đến PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing đang trong quá trình xác minh làm rõ thì người tố cáo bất ngờ “chộp” được hình ảnh người được giao nhiệm vụ làm rõ vụ này đang tay trong tay, song ca cùng Hiệu trưởng Hậu tại một cuộc tiệc tùng khá rôm rả.

Rủi ro trong xây dựng cơ bản ở Nghệ An: Thiệt đủ đường do không tuân thủ quy định

Một công trình bị từ chối bồi thường vì chủ đầu tư vi phạm hợp đồng bảo hiểm
(PLO) - Hàng năm, nhiều địa phương phải gánh chịu nhiều thiệt hại do mưa bão gây ra, trong đó thiệt hại liên quan đến các dự án đang xây dựng. Đáng nói là dù một số công trình đã được mua bảo hiểm nhưng khi thiệt hại xảy ra lại không được bồi thường bởi chủ đầu tư không tuân thủ các điều khoản nêu trong hợp đồng khiến Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép. 

Xử lý bến xe dù kiểu "ném đá ao bèo"!

“Bến xe dù” 16 Phạm Hùng hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm
(PLO) - Mặc dù các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm và Thanh tra Giao thông (TTGT) thường xuyên kiểm tra nhưng không hiểu sao các “bến xe dù” vẫn ung dung tồn tại, hoạt động một cách công khai, ngang nhiên đón, trả khách cả ngày lẫn đêm. 

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn
(PLO) - Bà Trần Thị Ngượi (sinh năm 1955) rất bức xúc về việc, chồng bà là ông Trần Văn Sơn do tuổi cao sức yếu đã qua đời. Gia đình đã nhờ người thân xin mai táng tại nghĩa trang thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thế nhưng, người của thôn bảo rằng không phải người gốc của làng nên gia đình phải nộp 30 triệu đồng mới được chôn cất.

“Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?

 “Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?
(PLO) - UBND quận Tây Hồ khẳng định sai phạm ở bãi đá sông Hồng sai đến đâu xử lý đến đấy. Nhưng sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại qua nhiều năm trời. Có lẽ bãi đá sông Hồng sẽ còn rất lâu nữa mới được "tự do" khi mà chính quyền địa phương cũng đã bó tay gần chục năm trời.

Nghi vấn bán thầu tại Dự án Quốc lộ 1A?

Dự án nâng cấp QL1A đoạn qua Quảng Bình
(PLO) - Đang có nhiều dấu hiệu bất thường tại Gói thầu số 13 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ (QL) 1A đoạn qua Quảng Bình khi có nghi vấn rằng, nhà thầu thi công đoạn tuyến này - Cty CP Tập đoàn Phúc Lộc có một số biểu hiện gần với việc bán thầu. 

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa
(PLO) - Tận dụng mối quan hệ quen biết lâu năm với các tiểu thương chợ Đông Ba và nhiều đại gia ở TP.Huế, chủ hụi Đoàn Thị Mai Trâm (SN 1968, ở 297 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế) đã “hốt” hơn 20 tỉ đồng của các “con hụi” rồi lên máy bay bỏ trốn cùng chồng con. 

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32
(PLO) - Kết luận thanh tra năm 2013 vừa “ráo mực” thì xuất hiện “nghi án” mới: hàng ngàn mét vuông đất từng bị thu hồi để “làm đường” đã trở thành đất “lưu không” rồi được giao cho chủ mới. Việc thu hồi đất, giao đất lòng vòng trên khiến người dân ở đây nghi ngờ họ đã bị GPMB một cách oan uổng ở diện tích nằm ngoài phạm vi làm đường?

Đất đang tranh chấp vẫn được cấp phép xây dựng?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - “Sổ đỏ” cấp chồng lên “sổ đỏ” làm nảy sinh đất thuộc diện tranh chấp. Trong khi tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm thì UBND huyện Chư Prong (tỉnh Gia Lai) lại cấp giấy phép xây dựng trên diện tích đất đang tranh chấp khiến người dân khiếu kiện.

Đánh người gây thương tích vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Nạn nhân chỉ nơi xảy ra vụ việc
(PLO) - Cả 4 cha con dùng hung khí vây đánh hai vợ chồng nạn nhân, trong đó một người có bệnh tim một cách dã man. Vụ việc khiến dư luận địa phương vô cùng bức xúc. Nhưng khó hiểu là đã 3 tháng trôi qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Thốt Nốt là đơn vị thụ lý điều tra vụ việc vẫn nói “từ từ giải quyết” còn những kẻ côn đồ thì mặc nhiên nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật(?).