Lắng nghe và thấu hiểu trẻ em thiệt thòi

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao giải đặc biệt cho thí sinh đoạt giải.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao giải đặc biệt cho thí sinh đoạt giải.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: “Một trẻ em bình thường có thể học tập tốt trong bối cảnh như hiện nay đã khó, với các em bệnh nhi, trẻ mồ côi, trẻ em yếu thế càng khó khăn hơn. Nhưng với nghị lực phi thường, các em đã và đang thể hiện được ý chí, bản lĩnh, sự lạc quan và khát khao của mình để chiến thắng số phận, chiến thắng đại dịch”.

Gala tổng kết cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng" vừa được tổ chức tại Hà Nội. Đây là cuộc thi vẽ tranh và sáng tác văn học dành cho trẻ em từng mắc hoặc đang điều trị ung thư, bệnh hiểm nghèo, chất độc da cam, tàn tật, tự kỷ, trẻ mồ côi. Chương trình có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn.

Được tổ chức từ tháng 8/2021, qua 3 tháng cuộc thi vẽ tranh và sáng tác văn học “Vì một Việt Nam tất thắng” đã thu hút 2.300 bài dự thi với hơn 1.000 thí sinh từ 45 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các tác phẩm trong cuộc thi phản ánh góc nhìn trong sáng, chân thực về cuộc sống, đồng thời thể hiện mong muốn, hy vọng về một tương lai tươi sáng trong những ngày đất nước gồng mình chống dịch COVID-19.

Phát biểu trong chương trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước nghị lực phi thường của các em là bệnh nhi, trẻ mồ côi, trẻ em yếu thế đã tham gia cuộc thi “Vì một Việt Nam tất thắng”.

Chia sẻ về khó khăn chung của đất nước trong giai đoạn dịch bệnh, Bộ trưởng cho rằng: Một trẻ em bình thường có thể học tập tốt trong bối cảnh như hiện nay đã khó, với các em bệnh nhi, trẻ mồ côi, trẻ em yếu thế càng khó khăn hơn. Nhưng với nghị lực phi thường, các em đã và đang thể hiện được ý chí, bản lĩnh, sự lạc quan và khát khao của mình để chiến thắng số phận, chiến thắng đại dịch.

Bộ trường Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu trong chương trình.

Bộ trường Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu trong chương trình.

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, “Vì một Việt Nam tất thắng” là chương trình hết sức ý nghĩa, mang lại giá trị nhân văn lớn trong bối cảnh đất nước đang chịu nhiều ảnh hưởng, tổn thất bởi đại dịch COVID-19. Các tác phẩm tham dự cuộc thi không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn chứa đựng ý chí, sự sẻ chia, sự lạc quan và khát vọng vươn lên vượt qua nghịch cảnh của các bệnh nhi, trẻ mồ côi, trẻ em yếu thế. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hy vọng chương trình sẽ ngày càng lan tỏa hơn nữa tới đông đảo các trẻ em thiệt thòi trong cả nước.

Dành sự động viên cho các em bệnh nhi, trẻ mồ côi, trẻ em yếu thế, mong các em luôn tươi vui, lạc quan, yêu đời, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và không bao giờ buông xuôi, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời cho biết: Bộ GD&ĐT đã và đang xây dựng, triển khai nhiều chương trình, hoạt động, chính sách đặc biệt đối với trẻ em, học sinh bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội. Bởi trẻ em là tương lai của đất nước, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đặc biệt cho trẻ em ngày hôm nay là để kiến tạo một tương lại tốt đẹp cho đất nước mai sau.

“Trong bối cảnh hiện nay, sẽ không có niềm vui nào lớn hơn việc mỗi sáng thức dậy, các em được đến lớp, được học hành, được chạy nhảy, được chơi đùa, còn các thầy cô được đứng trên bục giảng, được gặp lại học trò sau bao tháng ngày xa cách về không gian địa lý. Nhân sự kiện này tôi hy vọng và mong muốn tất cả chúng ta hãy chung tay, đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh; cùng nhau “lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu” đối với các bạn nhỏ bị thiệt thòi trong xã hội “Vì một Việt Nam tất thắng”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Tại chương trình, Ban tổ chức đã công bố và trao các giải thưởng của cuộc thi, gồm: 2 giải đặc biệt, 2 giải nhất, 4 giải nhì; 6 giải ba và 10 giải khuyến khích. Ban tổ chức cũng trao những giải phụ gồm 2 giải thí sinh nhỏ tuổi nhất; 2 giải thí sinh có nhiều bài dự thi nhất và 30 giải "gương mặt ấn tượng tuần". Chương trình cũng kể những câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực sống của các bệnh nhi ung thư, bệnh hiểm nghèo... khi tham cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng".

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?