Làng nghề tất bật đón Tết Nhâm Dần

Người dân làng hương Quảng Phú Cầu gìn giữ nghề truyền thống.
Người dân làng hương Quảng Phú Cầu gìn giữ nghề truyền thống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lửa đỏ, hương nếp thơm lừng, làng bánh chưng Tranh Khúc khấp khởi bước vào vụ bánh lớn nhất trong năm. Dù chưa thể nhộn nhịp như dịp Tết vài ba năm trước, nhiều gia đình làng nghề vẫn vui bởi cuộc sống đã ổn định, mang lại nguồn thu dư dả.

Tết không còn hối hả

Những ngày cuối cùng của năm, chị Thuý Phương (làng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cẩn thận chuẩn bị gạo nếp, đỗ, thịt cho mẻ bánh mới. Từ đầu tháng Chạp đến nay, mỗi ngày chị Phương gói từ 70 – 200 bánh, theo lời chị, khá “túc tắc”.

Càng cận Tết, đơn đặt hàng càng tăng lên bởi tâm lý ai cũng muốn mua được mẻ bánh thơm ngon nhất. Dự đoán từ nay đến Tết, gia đình chị sẽ nhận được đơn khoảng 4.000 – 5.000 bánh. Từ cả tháng nay, chị đã chuẩn bị đủ nguyên liệu và bảo quản kỹ lưỡng. Nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là lá dong, chị đã nhập từ các vùng lá ở Hà Giang, Yên Bái, Hà Nam từ cách đây vài ngày. Vì vậy, đến nay, các công đoạn chuẩn bị cho vụ bánh Tết không còn quá hối hả.

Trong không gian nhà, các xấp lá được rửa sạch sẽ, xếp ngay ngắn. Chị Phương chia sẻ, lá dong tươi rửa sạch, được gấp lại, chờ đến khi có độ héo vừa phải sẽ đẹp nhất để cuốn bánh. Tốc độ gói bánh chưng của những người dân lành nghề ở làng khiến ai nghe tới lần đầu tiên cũng phải ngỡ ngàng. Chị Phương cho biết, mỗi ngày chị có thể gói tới 1.000 cái. Không dùng công cụ khuôn hỗ trợ, chỉ gói bằng tay thủ công, những chiếc bánh chưng vẫn rất vuông vắn, dày dặn và đẹp mắt.

Không chỉ làm bánh chưng truyền thống, gia đình chị Phương là hộ duy nhất tại làng làm bánh chưng cốm. Vẫn là những nguyên liệu như đỗ, thịt nhưng đặc biệt hơn ở chỗ chị dùng cốm để làm vỏ bánh thay cho gạo nếp. Bánh chưng cốm thơm và xanh đặc trưng của loại cốm Tú Lệ nức tiếng vùng Yên Bái.

Cũng như nhiều hộ kinh doanh khác, năm nay, đơn đặt hàng bánh chưng của gia đình chị đã giảm nhiều so với các năm do ảnh hưởng bởi dịch. Một phần vì hoạt động các nhà hàng - nguồn khách chủ yếu bị gián đoạn, một phần hiện nay, nhiều gia đình có nhiều thời gian ở nhà hơn nên đã dành thời gian cùng con cái gói bánh, vì vậy mà cơ số khách lẻ cũng đã giảm.

Dù gia đình chị Phương làm số lượng bánh quy mô ít hơn so với các hộ lớn có đơn đặt hàng lên tới 1 – 2 vạn bánh, chị Phương vẫn yên tâm một năm Tết dư dả. Từ sau dịch, chị vẫn nhận được đơn đặt hàng đều đặn của các cửa hàng nhập bánh, các gia đình làm cỗ và khách lẻ yêu thích thương hiệu bánh của chị. Có những đơn hàng từ tận TP HCM xa xôi, chị rất hồ hởi bởi đó niềm vui của người làm nghề khi thương hiệu nức tiếng gần xa.

Không chỉ gia đình chị Phương, nhiều hộ gia đình khác tại làng Tranh Khúc cũng tận dụng thời điểm Tết quảng bá, phát triển thương hiệu. Để việc kinh doanh thuận lợi hơn, gia đình anh Nguyễn Duy Thành, hộ gia đình sản xuất bánh quy mô lớn nhất trong làng đã linh hoạt phát triển bán hàng online, lập trang fanpage riêng để tiếp cận với khách hàng nhiều hơn.

Linh hoạt thích ứng

Mùa Tết năm nay, nhiều hộ gia đình làng nghề vui hơn bởi thị trường đã phần nào ổn định, người dân cũng sẵn sàng chi tiêu cho Tết. Nhiều sản phẩm, mẫu mã lạ, độc được giới thiệu đến khách hàng, kích thích người dân mua sắm.

Tại làng Tranh Khúc, nhiều loại bánh như lạ như: bánh chưng gạo lứt, bánh chưng chay, bánh chưng nhân sầu riêng cũng được một số gia đình làm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong khi đó, tại làng gốm Bát Tràng, sản phẩm biểu tượng con hổ được nhiều khách hàng đặt đơn. Trong các xưởng tại làng gốm Bát Tràng, khuôn hình con hổ với đủ loại kích cỡ được thợ xếp đầy lối vào ra. Để một sản phẩm gốm ra lò đẹp mắt, nhẵn nhụi, người thợ thủ công phải tỉ mẩn từng đường nét, pha sơn chuẩn màu để đảm bảo cho thành phẩm vừa đẹp mắt vừa mang nét riêng biệt của thương hiệu gốm Bát Tràng.

Đặc biệt, những người thợ lành nghề trong làng đã sản xuất nên bộ Kỳ Linh Nhâm Dần 2022 đắt giá, lên tới hàng chục triệu đồng. Thời điểm này, ngoài các sản phẩm Kỳ Linh hình tượng hổ, đội ngũ nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đang tất bật gấp rút chuẩn bị các sản phẩm gốm sứ khác để phục vụ khách cho dịp Tết Âm lịch đang tới gần.

Không chỉ hân hoan bởi nhịp sống đã trở lại ổn định, không khí sản xuất tại các làng nghề vào độ Tết năm nay còn khiến cho những người thợ, nghệ nhân vui hơn bởi bản sắc làng nghề vẫn được giữ gìn.

Tại làng hương Quảng Phú Cầu, năm 2021, dịch Covid-19 khiến việc kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn, doanh số sụt giảm 30% so với mọi năm. Tuy nhiên, dân làng Quảng Phú Cầu vẫn tin tưởng việc kinh doanh sẽ hồi phục sớm trong năm 2022 khi dân cư đã tiêm chủng đủ.

Anh Nguyễn Văn Đạo – công nhân xưởng chân hương ở đây cho biết, 14 năm gắn bó với mùi hương trầm, công việc đem đến cho anh thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng. Dịp cận Tết, do đơn đặt hàng nhiều nên thường phải tăng ca, mỗi giờ tăng ca như thế được thêm khoảng 60 nghìn đồng.

Anh chia sẻ: “Nghề này vất vả, nặng nhọc nhưng tôi chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Yêu nghề nào thì làm nghề đấy, chỉ khi già yếu không còn sức thì mới không làm nữa. Nghề làm hương sẽ không bao giờ mất đi, bởi nhà nào cũng cần dùng hương cả”.

Theo ông Nguyễn Tiến Thi, Giám đốc HTX Sản xuất hương làng nghề Xà Cầu, Hà Nội cho biết: “Mọi năm đến tháng 11, 12 âm lịch chúng tôi chỉ có xuất bán thôi, nhưng năm nay đến giờ này chúng tôi vẫn phải làm, bởi có lượng hàng đặt phát sinh so với kế hoạch. Mặc dù hiện nay cơ chế thị trường đang phát triển, nhiều mặt hàng khác lợi nhuận cao hơn nhưng chúng tôi vì tình yêu quê hương nên cũng cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc làng nghề truyền thống”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.