Lắng nghe để bảo vệ trẻ em

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai Tọa đàm với những nội dung thiết thực liên quan đến bảo vệ trẻ em. (Ảnh: MSD)
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai Tọa đàm với những nội dung thiết thực liên quan đến bảo vệ trẻ em. (Ảnh: MSD)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hà Nội, Dự án “Phòng, chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” (AVAC) được Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 1210/QĐ-BNV ngày 21/12/2022, Hội thảo tổng kết dự án vừa diễn ra với sự tham gia của gần 80 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước, trường học và các tổ chức xã hội.

Sự kiện do Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á của Việt Nam (SEARAV) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD), Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam và các đối tác thực hiện dự án thực hiện.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Tiến sĩ Phạm Thanh Tịnh - Chủ tịch Hội Nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á Việt Nam nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia của trẻ em... Việc lắng nghe tiếng nói của trẻ, đặc biệt là trẻ khuyết tật, không chỉ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bạo lực, phân biệt đối xử mà còn tạo cơ hội cho trẻ em được tham gia vào các quyết định liên quan đến cuộc sống của mình. Theo bà Trần Vân Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), kết quả nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tham gia của trẻ em do dự án thực hiện năm 2024 cho thấy bạo lực và phân biệt đối xử vẫn còn hiện hữu với tỉ lệ khá cao trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, ở tất cả các môi trường từ vi mô tới trung mô và vĩ mô và cả trên không gian mạng.

Cụ thể là, hơn 88% trẻ em tham gia khảo sát cho rằng các em từng bị mắng chửi trong gia đình; gần 78% từng chứng kiến bạo lực học đường và hầu hết trẻ em đều cho rằng mức độ tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng còn nhiều hạn chế. Hơn 86% trẻ em cho biết có sử dụng mạng xã hội và một điều tích cực là trên 70% trẻ tham gia khảo sát đã được học những nội dung, kĩ năng để bảo vệ bản thân trên môi trường mạng. Viện MSD hi vọng kết quả của báo cáo khảo sát này sẽ là cơ sở tham chiếu cũng như nguồn tham khảo cho các cơ quan, tổ chức liên quan trong tiến trình tham mưu, xây dựng và thực hiện các hoạt động, chương trình và sáng kiến về quyền trẻ em tại Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai Tọa đàm: Lắng nghe trẻ em để bảo vệ trẻ em; Chung tay phòng, chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, với những nội dung thiết thực liên quan đến quan đến bảo vệ trẻ em. Chia sẻ tại Tọa đàm, em Sơn, một học sinh của lớp trẻ điếc cho biết: “Chúng em rất may mắn được tham gia một số lớp tập huấn về phòng, chống bạo lực xâm hại, kỹ năng an toàn trên môi trường mạng. Ban đầu em cũng gặp một số khó khăn, nhưng nhờ có sự hỗ trợ tận tình của các thầy, cô giáo và các bạn điếc tham gia cùng, em cảm thấy tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Chúng em cũng có cơ hội được tự triển khai sáng kiến của mình trong quá trình học tập và chia sẻ kiến thức cho các bạn học sinh khác”.

Hội thảo tổng kết Dự án “Phòng, chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” (AVAC) một lần nữa khẳng định sự cam kết tham gia của các tổ chức hiện diện và tầm quan trọng của việc lắng nghe trẻ em và bảo vệ các em khỏi các vấn nạn bạo lực và xâm hại. Các nội dung trong Hội thảo chính là tiền đề để các bên liên quan chung tay xây dựng môi trường an toàn, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của trẻ, kiến tạo một xã hội bình đẳng, văn minh. Bà Lê Thị Thùy Dương - Giám đốc Chiến lược, Chất lượng và Hiệu quả chương trình, Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam cũng chia sẻ về cam kết lâu dài của Tổ chức trong công tác thúc đẩy quyền cho trẻ em nói chung và cho nhóm trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng của bất bình đẳng và phân biệt đối xử, trong đó có trẻ khuyết tật nói riêng.

Đọc thêm

Quảng Ninh: phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp

Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Ngày 2/1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TU, ngày 02/12/2024 của Tỉnh ủy.

Những người Xơ Đăng "giữ lửa" nghề đan lát, dệt thổ cẩm

Già A Ren, ông A Hải là những người đang cần mẫn giữ lại nghề đan lát truyền thống của người Xơ Đăng. (Ảnh Trọng Triển)
(PLVN) - Dưới mái nhà sàn ở xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), những người phụ nữ miệt mài bên khung dệt thổ cẩm, còn đàn ông chăm chỉ vót tre đan gùi. Tuy thu nhập từ các sản phẩm này không cao nhưng bà con đồng bào Xơ Đăng vẫn “giữ lửa” nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Bài 1: Lãng phí đồ ăn từ mâm cơm gia đình tới nhà hàng ở Việt Nam

Bữa tiệc đãi khách của một đơn vị trong 1 chuyến công tác còn dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Ngọc Nga)

(PLVN) - LỜI TOÀ SOẠN: Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đang quyết tâm đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước.

Hưởng ứng chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn này, Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải loạt bài “Tiết kiệm, chống lãng phí phải là nhiệm vụ hằng ngày” mong muốn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành hành động tự nguyện, tự giác thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 2: Lan tỏa tính nhân văn nặng tình “quân dân” nơi biên giới

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 2: Lan tỏa tính nhân văn nặng tình “quân dân” nơi biên giới
(PLVN) -  “Bản sáng vùng biên” là mô hình nổi bật thể hiện sự quan tâm của tỉnh Thanh Hóa nói chung và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa nói riêng đối với đời sống của nhân dân, đồng bào các thôn, bản nơi phên dậu của tổ quốc, làm nổi bật thêm sự đoàn kết nặng tình “quân dân”. Trong đó, mô hình thực hiện tại bản Tứ Chiềng (xã Yên Khương, huyện Lang Chánh) là điểm sáng tiêu biểu.

Thời tiết cả nước 10 ngày đầu năm mới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày 1-11/1/2025, khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông.