Lăng mộ thực của Đức Thánh Trần ở đâu?

Lăng mộ Đức Thánh Trần trong Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Bảo Lộc (Nam Định).
Lăng mộ Đức Thánh Trần trong Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Bảo Lộc (Nam Định).
(PLVN) - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là thiên tài quân sự trong lịch sử Việt Nam. Trên khắp nước Việt đều có đền thờ chính hoặc thờ vọng Đức Thánh Trần. Tại Khu di tích đền Bảo Lộc (TP Nam Định) có lăng mộ Đức Thánh Trần nhưng câu hỏi phần mộ thực của Hưng Đạo Vương nằm ở đâu vẫn còn là một bí ẩn gây tranh luận gần một ngàn năm qua...

Thác ở Trần Thương?

Về cuộc đời huyền thoại của Đức Thánh Trần, dân gian có câu: “sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”.

Có ý kiến diễn giải câu thành ngữ này như sau: Kiếp Bạc (TX Chí Linh, Hải Dương) nơi có Di tích lịch sử đền Kiếp Bạc thờ phụng Trần Hưng Đạo là nơi Ngài sinh ra, sinh sống chủ yếu. Địa danh Trần Thương (Lý Nhân, Hà Nam) nơi có Khu di tích Đền Trần Thương là nơi Ngài thác về, là nơi có phần mộ. Còn Bảo Lộc - Nam Định nơi có quần thể di tích đền Trần, đền Bảo Lộc là quê hương của Đức Thánh Trần. 

Khu di tích đền Trần Thương (Lý Nhân, Hà Nam).
Khu di tích đền Trần Thương (Lý Nhân, Hà Nam). 

Không ai biết câu thành ngữ trên xuất hiện và lưu truyền trong dân gian từ bao giờ nhưng nó là căn cứ chủ yếu cho những ý kiến ủng hộ giả thiết phần mộ Hưng Đạo Vương nằm ở Trần Thương (Lý Nhân, Hà Nam) nơi có Khu di tích lịch sử đền Trần Thương.

Chữ thác ở đây là chỉ lúc mất, cũng là phó thác, nghĩa là khi chết sẽ gửi về Trần Thương. Ngay từ lúc sinh thời, Trần Hưng Đạo đã gửi gắm sinh phần ở Trần Thương, chính vì vậy mà nhiều người cho rằng thác Trần Thương có nghĩa là ông để phần mộ ở đây. Dựa trên suy đoán này, một số nhà ngoại cảm hiện nay cũng cho rằng phần mộ Ngài là ở Trần Thương.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong đó có các nhà nghiên cứu cho rằng nói Trần Thương có phần mộ Trần Hưng Đạo thì khó thuyết phục bởi vì địa danh này không có sự liên quan mật thiết đến thân thế hay cuộc đời của Ngài.

Nếu theo quan niệm “lá rụng về cội” thì nơi được chọn để an táng Hưng Đạo Vương phải là ở Bảo Lộc (Nam Định) - nơi ngài chào đời. 

Khu di tích đền Bảo Lộc (Nam Định).
Khu di tích đền Bảo Lộc (Nam Định). 

Thực tế ghi nhận Kiếp Bạc là nơi Hưng Đạo Vương sinh sống chủ yếu trong suốt cuộc đời. Còn Trần Thương là một kho lương thời chống Nguyên, sau khi Ngài mất thì nhân dân lập đền thờ trên đó. Bảo Lộc là thái ấp của An sinh Vương Trần Liễu (cha Ngài) và tương truyền Ngài sinh ra tại đây, khi mất phần mộ của Ngài cũng được đưa về vùng đất thang mộc này. Hiện nay trong Khu di tích đền Bảo Lộc có lăng mộ Đức Thánh Trần để nhân dân thắp hương tưởng nhớ. 

Chính sử nói về việc này ra sao?

Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên có ghi chép về việc mai táng Hưng Đạo Vương. Theo đó: “Khi sắp mất, ông dặn con rằng: Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm cho mau”. 

Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt đền Trần (Nam Định).
 Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt đền Trần (Nam Định).

Sử thần Ngô Sĩ Liên chép đến đây có bình phẩm: “Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất lại như thế đấy”.

Trong lời dặn của Trần Hưng Đạo cũng như ghi chép của sử thần Ngô Sĩ Liên không một dòng ghi chú cụ thể xem địa danh vườn An Lạc nằm ở địa phương nào? Bởi vậy, vườn An Lạc mà Trần Hưng Đạo tâm nguyện gửi sinh phần là ở đâu vẫn đang gây ra nhiều tranh luận, suy đoán khác nhau. 

Đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần.
Đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần. 

Có người nói An Lạc tức là tên ấp An Lạc vốn là đất “thang mộc” của Trần Liễu ở phủ Thiên Trường (Nam Định). Lại có ý kiến cho rằng An Lạc là một quả đồi nằm gần đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương). Rồi có ý kiến nghiêng về câu thành ngữ dân gian “thác Trần Thương” thì cho rằng An Lạc phải là một nơi có liên hệ với vùng kho lương Trần Thương ở Lý Nhân (Nam Hà).

Tương truyền, khi tổ chức an táng Hưng Đạo Đại Vương đã có nhiều quan tài xuất phát từ Kiếp Bạc tỏa đi các hướng, ngay cả những người thực hiện an táng cũng không một ai biết xe tang nào chở quan tài chứa thi hài của Hưng Đạo Đại Vương.

Tưởng nhớ công lao của Ngài, vào dịp 20/8 âm lịch hằng năm khắp các ngôi đền thờ Đức Thánh Trần đều tổ chức lễ hội, lễ giỗ để nhân dân thắp hương tri ân, tưởng nhớ Ngài. Suốt gần một ngàn năm qua, câu hỏi lăng mộ thực của Hưng Đạo Đại Vương ở đâu vẫn mãi là một bí ẩn.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.