Láng giềng giờ hữu hảo

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường  (phải) đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26/10 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP/VnE
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26/10 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP/VnE
(PLO) - Trong thực chất có thể như vậy, có thể không nhưng ít nhất thì trên danh nghĩa chuyến thăm Trung Quốc ba ngày của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chấm dứt thời kỳ băng giá và làm dần nồng ấm trở lại mối quan hệ song phương giữa hai nước láng giềng cùng khu vực Đông Bắc Á này. 

Ông Abe đánh giá là mối quan hệ song phương này đã chuyển từ “cạnh tranh sang hợp tác” còn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thì nhìn nhận là “một thời kỳ hợp tác mới” đã được mở ra cho Trung Quốc và Nhật Bản.

Tiêu chí đánh giá của cả hai không phải chỉ là hơn 50 thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trị giá khoảng 3 tỷ USD được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước nhân sự kiện ngoại giao song phương này mà còn là nhận thức giống nhau ở cả hai phía về sự cần thiết phải xích  lại gần nhau và không để những bất đồng quan điểm cũng như khúc mắc lâu nay trong cản trở quan hệ song phương ở thời điểm hai bên cần phải sát cánh bên nhau, thậm chí cả cùng hội cùng thuyền nếu như có thể được, để cùng đối phó những thách thức mới đối với lợi ích chính trị thế giới, khu vực và châu lục, lợi ích an ninh, kinh tế và thương mại thiết thực hiện tại cũng như chiến lược lâu dài của họ.

Sau gần 8 năm mới lại có Thủ tướng Nhật Bản tới thăm Trung Quốc. Kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc, lần này là lần đầu tiên ông Abe thăm Trung Quốc và chuyến đi này của ông Abe với kết quả là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng này lại trở nên hữu hảo sẽ mở đường cho ông Tập Cận Bình thăm Nhật Bản trong thời gian tới.

Trung Quốc và Nhật Bản vốn đã là những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư rất quan trọng của nhau. Cả hai hiện đều bị Mỹ gây sự về kinh tế và thương mại, lại có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề tiến trình hoà bình và hòa giải giữa Mỹ với Triều Tiên và giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Vì thế, hai bên mới phải xích lại gần nhau cho dù những bất hòa chưa thể được khắc phục.

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.