Làng Đông Dương giữa lòng “kinh đô ánh sáng”

Công trình đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam
Công trình đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam
(PLO) - Bước qua Cổng An Nam (Porte d’Annam), để vào Vườn Nông học Nhiệt đới Paris René-Dumont (Jardin de l’Agronomie tropicale René-Dumont), người ta có cảm giác lạc vào xứ Đông Dương xưa, từ ba miền của Việt Nam đến Lào và Campuchia. Khu vườn thực nghiệm rộng 7 ha có từ năm 1899 từng được cải tạo để tổ chức Triển lãm Thuộc địa 1907 nhằm giới thiệu cho công chúng Pháp sự đa dạng văn hóa và sản vật của các xứ thuộc địa lúc bấy giờ. 

Địa điểm quảng bá nông nghiệp

Cổng An Nam được dựng ngay đầu lối vào chính, chia khu vườn thành hai phần tách biệt: phía tay phải là Đông Dương, phía tay trái là những khu thuộc địa khác trước kia của Pháp. Trước khi được dựng ở Vườn Nông học Nhiệt đới từ năm 1907, cổng An Nam đã xuất hiện tại Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906 và Triển lãm Hoàn cầu Paris ở Grand Palais (Đại Điện) được tổ chức cùng năm. 

Cổng An Nam được làm theo phiên bản thu nhỏ của cổng tam quan đặc trưng cho kiến trúc truyền thống Việt Nam, thường thấy ở chùa chiền, đình miếu hoặc dinh thự. Cổng có ba lối đi, phía trên lợp mái, với cửa giữa lớn hơn và cao hơn hai cửa bên, và được làm hoàn toàn bằng gỗ sơn son.

Các họa tiết trang trí truyền thống được khắc trang trí trên cổng: từ những loài linh vật trong văn hóa Việt Nam như đôi rồng chầu mặt nguyệt, lân, phượng… đến hoạt động đời thường của người dân như rước kiệu, thu hoạch, ca hát… 

Đến khoảng năm 1921, cổng An Nam xuống cấp nghiêm trọng và được trùng tu lại để chuẩn bị đón hoàng đế Việt Nam Khải Định sang thăm Pháp năm 1922. Cổng An Nam lại bị hư hỏng nặng sau cơn bão Lothar tháng 12/1999. Năm 2011, mái của cổng được làm lại và đến năm 2018, các nhân vật và họa tiết trang trí trên cổng được tháo xuống tu sửa.

Cổng An Nam nằm trong số các công trình được giám đốc Vườn Nông học Nhiệt đới lúc đó, ông Jean - Thaddée Dybowski, thương lượng xin và mua lại sau Triển lãm Marseille 1906, như Nhà Congo, Nhà Nam Kỳ, Tháp An Nam… để trưng bày trong vườn và chuẩn bị cho Triển lãm Thuộc địa 1907 do chính Vườn Nhiệt đới tổ chức. Một số công trình khác, kiên cố hơn, cũng được xây cố định nhân dịp này, như Nhà Đông Dương (Pavillon de l’Indochine), Nhà Tunisia, Nhà Maroc… 

Cổng An Nam dẫn vào Vườn Nông học Nhiệt đới Paris
Cổng An Nam dẫn vào Vườn Nông học Nhiệt đới Paris

Trong những năm 1899 - 1939, đây là địa điểm nổi tiếng về môi trường nhiệt đới và quảng bá giá trị nông nghiệp của các thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ. Vì vậy, để thu hút khách tham quan, giám đốc Jean-Thaddée Dybowski đã cho dựng những ngôi làng nhỏ của người bản địa, tổ chức nhiều hoạt động giải trí (cưỡi voi, cắm trại như ở sa mạc Sahara…), tái hiện các ngành nghề thủ công của mỗi vùng. 

Những kiến trúc đặc trưng ba miền Việt Nam

Từ lối chính, rẽ sang phải là một lối mòn ẩn dưới những tán cây dẫn đến một cây cầu cong cong đậm chất Bắc Kỳ, có hai trụ đầu cầu, được xây bằng xi-măng năm 1907, bắc qua con lạch nhỏ róc rách ngay sát lũy tre xào xạc đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Từ đây mở ra cả một không gian lớn với những công trình kiến trúc đặc trưng của ba miền Việt Nam. 

Ngôi nhà một gian sơn son rực rỡ, trên nền móng cao có bảy bậc thang dẫn lên, là điểm nhấn chính, nổi bật với chữ Thọ màu vàng trên cửa và bốn góc mái (tàu đao) cong dài, hơi hếch lên. Thực ra, đây là phiên bản thu nhỏ của ngôi đình Việt Nam, được dựng năm 1992, để thay thế ngôi đình ba gian có từ năm 1906 nhưng bị trộm và bị cháy rụi ngày 21/04/1984. Ngôi nhà ba gian này, còn gọi là Đình Nam Kỳ, được chính quyền Đông Dương tặng lại cho Vườn Nông học Nhiệt đới Paris sau khi tham gia Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906. 

Hình ảnh về Đình Nam Kỳ được J. Charles-Roux miêu tả trong “Báo cáo về Triển lãm Thuộc địa Marseille” (Rapport Général de Exposition Coloniale nationale de Marseille, 1907) như sau: 

“Ngôi nhà là một phần của đình làng Phú Cường, thủ phủ của tỉnh Thủ Dầu Một. Đây là nơi nghỉ của các thân hào để bàn việc chung của làng. Ngôi nhà được đóng ở Thủ Dầu Một, dựa trên thiết kế của một chánh tổng (chef de canton) và nằm dưới sự quản lý của thư ký Vo Van Kuang, người phụ trách lắp ráp ở Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906.

Trong suốt hơn 7 tháng, 85 thợ khắc nổi tiếng nhất Nam Kỳ đã đục đẽo và lắp ráp ngôi nhà. Bên trong được chia thành ba khu vực: phòng khách, phòng thờ và một phòng lớn khác, nơi bàn bạc kín đáo hơn”.

Hình bóng kinh thành Huế nổi bật qua lan can cầu thang được đắp rồng dẫn lên thềm ngôi nhà, tiếp theo là chiếc lư đồng ba chân, ở chính giữa khoảng sân rộng trước nhà, được làm theo đúng lư hương ở kinh thành Huế. Bình phong, “sản phẩm đặc trưng” của đất Thừa Thiên, cũng được tái hiện trong khuôn viên “làng Đông Dương” nhằm ngăn tà khí và các yếu tố bất lợi cho gia chủ.

Vì vậy, phía trước ngôi nhà là bình phong kiên cố được trang trí họa tiết khá cầu kỳ, nổi bật chính giữa là biểu tượng của Đạo giáo và hai bên là gạch hoa chữ Thọ đỏ rực rỡ.

Công trình đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam
Công trình đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam 

Tại Triển lãm Thuộc địa Paris 1907 ở Vườn Nông học Nhiệt đới, khách tham quan còn có thể vừa thưởng thức trà trong ngôi nhà ba gian, vừa ngắm hoa súng, hoa sen mọc ở con lạch uốn quanh. Đến năm 1919, ngôi nhà trở thành nơi thờ tổ tiên theo phong tục người Việt.

Nhà Đông Dương (Pavillon de l’Indochine) là công trình kiên cố, được xây năm 1907, để trưng bày các bộ sưu tập động - thực vật, khoáng sản và sản phẩm công nghiệp, thủ công của Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Cam Bốt. Sau một thời gian (từ 1914-1918) được dùng làm nơi ở cho nhân viên Viện Quân Y, Nhà Đông Dương trở thành nơi làm việc của Trung tâm Kỹ thuật Rừng nhiệt đới (từ 1960-2011) và cuối cùng được Paris trùng tu lại và trở thành nơi tổ chức triển lãm, sự kiện văn hóa.

Vườn thực nghiệm nông học nhiệt đới đầu tiên

Năm 1860, hoàng đế Napoléon III nhượng rừng Vincennes cho thành phố Paris để biến cánh rừng rộng gần 1.000 ha thành khu vực dạo bộ, vui chơi giải trí cho người lao động ở phía Đông Paris. Dự án được giao cho Jean-Charles-Adolphe Alphand (1817-1891), người từng nổi tiếng với việc quy hoạch rừng Boulogne ở phía Tây Paris vào năm 1858. 

Khoảng 16 ha đất bên rìa phía đông của rừng Vincennes, giáp với Nogent-sur-Marne, được giao cho Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Quốc gia Paris để lập chi nhánh. Năm 1899, bảo tàng đồng ý giao 3 ha cho Vườn Thuộc địa, lúc đó trực thuộc bộ Thuộc Địa Pháp. Năm 1899, vườn thực nghiệm được hình thành và nhận những mẫu thực vật đầu tiên để nghiên cứu.

Ông Vincent Villette, giám đốc phụ trách Văn hóa thành phố Nogent-sur-Marne, giới thiệu về Vườn Nông học Nhiệt đới như sau: “Vườn Nông học nhiệt đới có ba giai đoạn lịch sử. Được thành lập vào cuối thế kỷ XIX ở giữa rừng Vincennes, khu vườn là nơi nghiên cứu các giống nông nghiệp mang từ các nước khác hoặc các thuộc địa của Pháp vào thế kỷ XIX. Ở đây có rất nhiều kĩ sư nông học làm việc. Sau khi được thử nghiệm, các mẫu đó được gửi sang nơi khác. 

Nhà Đông Dương
Nhà Đông Dương

Song song với hoạt động nghiên cứu, Vườn Nông học Nhiệt đới còn tổ chức các cuộc triển lãm thuộc địa, những năm 1905, 1907 và sau đó. Họ cho xây những ngôi nhà giống với những ngôi nhà ở các nước thuộc địa, như Maroc, Tunisia, Dahomey… và giới thiệu về người dân bản xứ.  

Giai đoạn thứ ba, rất quan trọng, của Vườn Nông học Nhiệt đới là Thế chiến thứ nhất, từ năm 1914. Ở đây, người ta dựng một bệnh viện phụ, chủ yếu dành chăm sóc quân nhân từ thuộc địa Pháp. Đây là nơi mà thói quen, tập quán, tôn giáo của người dân các xứ thuộc địa Pháp được tôn trọng”.  

Sau Thế chiến thứ hai, Vườn Thuộc địa hoạt động trở lại và dần trở thành trụ sở của nhiều Viện nghiên cứu Nông nghiệp Pháp. Năm 2003, thành phố Paris sở hữu 4,5 ha vườn để mở cửa đón công chúng. Phần còn lại thuộc sở hữu của các Viện. Năm 2007, Vườn Thuộc địa được đổi tên thành Vườn Nông học Nhiệt đới René-Dumont, lấy tên của một nhà nông học Pháp dấn thân vì sinh thái.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.