Lan tỏa “Ngôi nhà xanh” tại các trường trung học cơ sở miền núi Tây Nguyên

"Ngôi nhà xanh" tại trường PTCS Đắk Drô
"Ngôi nhà xanh" tại trường PTCS Đắk Drô
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau nhiều hoạt động tuyên truyền về không sử dụng sản phẩm nhựa, sự xuất hiện của “Ngôi nhà xanh” trong khuôn viên nhà trường làm cho hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) của thầy và trò Trường PTCS Đắk Drô, huyện Krông Nô (Đắk Nông) trở nên thiết thực hơn…

Chúng tôi có mặt tại trường PTCS Đắk Drô- một trong 4 trường THCS trên điện bàn huyện Krông Nô (Đắk Nông) đang triển khai dự án “Nhà chứa rác thải nhựa tại các THCS” vào một chiều đầu tháng Tư.

Không giống các trường THCS ở thành phố học sinh phải luân phiên học 2 buổi, thì ở đây buổi chiều là thời gian thầy trò sinh hoạt ngoại khóa với nhiều hoạt động thiết thực.

Thầy Nguyễn Hữu Quý, hiệu phó nhà trường cho biết, ngay từ đầu năm học, trường đã có kế hoạch tuyên truyền về chống biến đổi khí hậu, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp, Liên đội tuyên truyền dưới cờ vào sáng thứ hai. Chương trình giáo dục cũng được lồng ghép trong các cuộc thi, đặc biệt là cuộc thi vẽ tranh…

“Các em tự lên ý tưởng và vẽ tranh theo nhóm, thi đua giữa các lớp rất sôi động…”- Thầy Quý chia sẻ.

Đặc biệt, thầy Quý cho biết, từ ngày trường có “Ngôi nhà xanh”, hoạt động BVMT trở nên thực tế hơn. Sau mỗi buổi học, các lớp sẽ mang rác đi phân lọai, chai nhựa được thả vào “Ngôi nhà xanh”, giấy bìa để khu vực gom dưới chân cầu thang… “Số phế liệu này sẽ được đem bán để nhập và quỹ đội Tiếp bước em tới trường…”- Thầy Quý cho hay.

Học sinh trường PTCS Đắk Drô hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh BVMT

Học sinh trường PTCS Đắk Drô hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh BVMT

Cô giáo Mai Thị Cúc, Tổng phụ trách Đội cho biết, trường có 13 lớp với hơn 500 học sinh, trong đó hơn một nửa là học sinh dân tộc thiểu số. Hiện trường có hơn 60 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo, trong đó có 6 học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn được “mạnh thường quân" hỗ trợ gạo hàng tháng.

“Số tiền bán phế liệu sẽ được nhập vào quỹ đội để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng quan trọng hơn là giáo dục học sinh ý thức BVMT, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái…”- Cô Cúc chia sẻ.

Ông Phạm Việt Hùng, Cán bộ Quản lý vận hành Chương trình của Tổ chức Actionaid Việt Nam cho biết, “Ngôi nhà xanh” tại trường PTCS Đắk Drô là 1 trong 4 “Ngôi nhà xanh” được xây dựng tại các trường PTCS trên 4 xã dự án của Actionaid Việt Nam tại huyện Krông Nô do Nhóm thanh niên hành động vì phát triển bền vững (Y4SDG) huyện Krông Nô triển khai hồi cuối tháng 3/2023.

Kinh phí của 4 ngôi nhà xanh này là 70 triệu đồng, trong đó hoạt động sáng kiến cộng đồng dự án Rota hỗ trợ 50 triệu đồng và địa phương đóng góp 20 triệu đồng.

“Địa hình khu vực Tây Nguyên địa bàn sông suối nhiều nên các chai nước nhựa, hoặc các sản phẩm nhựa sử dụng một lần đang chưa được quan tâm đến vấn đề phân loại. Người dân cũng chưa có ý thức cao về vấn đề BVMT nên các chai nước nhựa này đang tồn tại rất nhiều ở sông suối trên địa bàn huyện. Việc xây dựng nhà chứa rác thải nhựa tái chế này sẽ đánh thức cũng như nâng cao hơn nhận thức của giáo viên, học sinh, người dân, các em học sinh sẽ là những đại sứ truyền thông đến người dân về việc thu gom tập trung rác thải nhựa để tái chế…”- Ông Hùng chia sẻ.

Đồng thời, ông Hùng cho biết, sau 2-3 tháng triển khai dự án, nếu đạt hiệu quả tốt, Đoàn thanh niên với hạt nhân là các nhóm thanh niên vì phát triển bền vững (Y4SDG) sẽ giới thiệu, nhân rộng mô hình ra các trường học khác, các khu vực dân cư trên địa bàn.

Cô giáo Mai Thị Cúc, Tổng phụ trách Đội chia sẻ với các nhà báo

Cô giáo Mai Thị Cúc, Tổng phụ trách Đội chia sẻ với các nhà báo

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.