Lan tỏa hình ảnh Việt Nam giàu bản sắc văn hóa ra nước ngoài

Ngày Việt Nam tại Áo 2022 thu hút sự quan tâm của quan khách nước ngoài.
Ngày Việt Nam tại Áo 2022 thu hút sự quan tâm của quan khách nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Ngày Quốc gia Việt Nam”, các chương trình Tuần/Ngày Việt Nam tại nước ngoài, phổ biến tiếng Việt, hàng loạt sự kiện về các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, phim ảnh, thời trang, thể thao, ẩm thực… góp phần lan tỏa tới công chúng quốc tế, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, hình ảnh về một Việt Nam tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa và đầy tiềm năng phát triển, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế - thương mại - đầu tư, trở thành nguồn “sức mạnh mềm” củng cố vị thế, uy tín của đất nước.

Rộn ràng văn hóa Việt trên thế giới

Những năm qua, ngành ngoại giao, văn hóa đã tổ chức hàng loạt các sự kiện quốc tế như: các lễ hội văn hóa, hội chợ quảng bá du lịch… nhằm đẩy mạnh việc quảng bá thành tựu văn hóa và hình ảnh con người Việt Nam ra thế giới, đồng thời nâng cao năng lực học tập và tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới, đấu tranh chống các hiện tượng phản văn hóa du nhập vào, làm xói mòn và biến dạng các giá trị văn hóa dân tộc.

Tại nước ngoài, các hoạt động nổi bật như giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam thông qua việc vinh danh các danh nhân, trong đó đặc biệt là vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngày Quốc gia Việt Nam các chương trình Tuần/Ngày Việt Nam tại nước ngoài, phổ biến tiếng Việt, hàng loạt sự kiện về các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, phim ảnh, thời trang, thể thao, ẩm thực… thu hút hàng triệu người trên các quốc gia.

“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” năm 2022 được tổ chức tập trung tại Áo, Ấn Độ và Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia này. Chương trình do Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO của Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các Đại sứ quán Việt Nam tại Áo, Ấn Độ, Hàn Quốc cùng các đơn vị phối hợp tổ chức.

Chương trình Ngày Việt Nam tại Áo 2022 diễn ra vào ngày 28 - 29/9 tại Thủ đô Viên (Áo). Không gian văn hóa Việt Nam mang đến cho người dân và cộng đồng người Việt Nam tại Áo cơ hội tìm hiểu về chặng đường 50 năm hình thành và phát triển quan hệ hai nước thông qua triển lãm 34 bức ảnh về các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai bên.

Đồng thời, công chúng được tham gia trải nghiệm các loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam như: nghệ thuật trà Việt, nghệ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ, biểu diễn nghệ thuật tranh sơn mài, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam… Lần đầu tiên được giới thiệu và trải nghiệm trực tiếp các hoạt động văn hóa này, nhiều người dân tại Áo thích thú đón nhận. Không ít bạn trẻ đã ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt này và chia sẻ trên mạng xã hội.

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, khách mời được tham dự lễ thượng cờ và cử quốc ca hai nước theo phong cách opera, điểm đặc biệt và hết sức độc đáo của Chương trình, đồng thời được thưởng thức các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu của hai nước, do dàn nhạc giao hưởng thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các nghệ sĩ Áo trình diễn. Những tác phẩm nổi tiếng có thể kể đến như: dân ca Việt Nam “Trống cơm”, “Trở về đất mẹ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, Die Forelle của nhà soạn nhạc Franz Schubert, đoạn trích vở nhạc kịch “Cây sáo thần” của nhà soạn nhạc Mozart…

Giới thiệu nét văn hóa Việt tại Áo.

Giới thiệu nét văn hóa Việt tại Áo.

Ngày Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2022 sẽ diễn ra từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 tại Thủ đô Seoul nhân sự kiện lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hàn Quốc. Chương trình góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thắt chặt tình cảm hữu nghị giữa hai nước thông qua các hoạt động đáng chú ý như Lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc; diễn đàn doanh nghiệp; chương trình giao lưu điện ảnh Việt Nam - Hàn Quốc; giao lưu ẩm thực với chủ đề “Ẩm thực gia đình trong văn hóa Việt -Hàn”; giới thiệu nghệ thuật trà Việt, biểu diễn rối nước và làm tranh dân gian Đông Hồ trong không gian văn hóa Việt Nam.

“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” là chương trình quảng bá quốc gia thường niên được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức từ năm 2010. Tới nay, “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” đã được tổ chức tại các quốc gia: Hàn quốc, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Qatar, UAE, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Bangladesh, Canada, Nga, Trung Quốc…

Văn hóa ngàn năm được số hóa thu hút người trẻ

Điểm mới của “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” năm nay là sẽ diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến để công chúng khắp nơi trên thế giới có thể theo dõi, tham gia tìm hiểu văn hóa Việt Nam.

Hướng đến thu hút những người trẻ, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Ngày Việt Nam tại Áo, Ấn Độ và Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao cũng phối hợp các đối tác chính thức ra mắt hai sản phẩm quảng bá trên nền tảng số, gồm: Triển lãm trực tuyến “Tranh sơn mài Việt Nam” tại link: https://tranhsonmai.baotangso.com với phiên bản tiếng Đức, tiếng Hàn, giới thiệu các tác phẩm sơn mài tiêu biểu Việt Nam qua nhiều thời kỳ, lịch sử phát triển cũng như các kỹ thuật chế tác tranh sơn mài Việt Nam;

Trò chơi điện tử về văn hóa Việt Nam mang tên “Lạc Việt phiêu lưu ký” tại link: https://www.lacbird.com/pcweb, đưa người chơi hóa thân thành du khách khám phá những địa danh, vẻ đẹp văn hóa của Việt Nam.

Chỉ một cú nhấp chuột, rừng hoa ban bỗng hiện ra trên trang của trò chơi điện tử về văn hóa Việt Nam mang tên “Lạc Việt phiêu lưu ký” tại địa chỉ https://www.lacbird.com/pcweb. Những cành hoa lùi lại, để khách du lịch (cũng là người chơi game) tiến vào một không gian múa sạp. Nhạc nổi lên và người chơi game nhảy cùng nhịp gõ của tre nứa, nhảy thế nào để không bị kẹp chân và di chuyển hết được dàn sạp. Đó là trò chơi gắn với dân tộc Mường, được chọn đại diện cho văn hóa vùng Tây Bắc trong game này.

Văn hóa Việt trên đất nước Hà Lan.

Văn hóa Việt trên đất nước Hà Lan.

Có 4 trải nghiệm như vậy trong trò chơi “Lạc Việt phiêu lưu ký”. Những khám phá khác là tìm hiểu phố cổ Hà Nội, cùng lên thuyền đua ở Quảng Bình và cưỡi voi ở Tây nguyên. Âm nhạc, hình ảnh được lựa chọn cũng mang tính tiêu biểu cho các nét văn hóa này. Chẳng hạn, hình ảnh hồ Gươm từ trên cao là hình ảnh mở màn cho phần khám phá phố cổ. Trải nghiệm cưỡi voi ở Tây nguyên được bắt đầu trong âm nhạc của cồng chiêng.

“Lạc Việt phiêu lưu ký” được giới thiệu dịp này, trong nội dung quảng bá văn hóa Việt của hoạt động “Ngày Việt Nam ở nước ngoài”. Bên cạnh các ngày văn hóa tổ chức tại các nước còn có các hoạt động quảng bá online, trong đó có trò chơi này. Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) Trần Quốc Khánh cho biết đây chính là cách “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” trở lại sau dịch với sự đặc sắc cũng như bài bản.

Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, lại tự hào giới thiệu triển lãm trực tuyến Tranh sơn mài Việt Nam tại địa chỉ https://tranhsonmai.baotangso.com với phiên bản tiếng Đức, tiếng Hàn. “Chúng tôi giới thiệu tại trang này các tác phẩm sơn mài tiêu biểu Việt Nam qua nhiều thời kỳ, lịch sử phát triển cũng như các kỹ thuật chế tác tranh sơn mài Việt Nam. Trước đây, trang chỉ có bản tiếng Việt, tiếng Anh và giờ được bổ sung thêm tiếng Đức, tiếng Hàn Quốc”, ông Minh cho biết.

Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO - Bộ Ngoại giao Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa và lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều di sản văn hóa, kỳ quan thiên nhiên được thế giới công nhận. Bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng mang đầy đủ những tố chất để tự tin hội nhập cùng thế giới.

Theo lãnh đạo Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, cũng là dịp để giới thiệu tới công chúng quốc tế, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những người trẻ hình ảnh về một Việt Nam tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa và đầy tiềm năng phát triển, qua đó thúc đẩy các cơ hội hợp tác song phương, đa phương trên mọi lĩnh vực.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.