Lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' tại Nam Định

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khảo sát tại Siêu thị GO! Nam Định. (Ảnh: mattran.org.vn).
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khảo sát tại Siêu thị GO! Nam Định. (Ảnh: mattran.org.vn).
(PLVN) - Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (Cuộc vận động) tại Nam Định ngày càng được lan tỏa khi người tiêu dùng tỉnh này ngày càng ưu tiên lựa chọn hàng Việt trong đời sống.

Lan tỏa hiệu quả Cuộc vận động đến mọi tầng lớp nhân dân

Những năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định luôn xác định việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, địa phương và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về cuộc vận động.

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Sở Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền như: treo băng rôn, cờ phướn tại các chợ, siêu thị, các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Nam Định, tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương… nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vai trò của thương hiệu hàng Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Nam Định cũng đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ gần 70 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại 25 hội chợ, triển lãm; hỗ trợ gần 20 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh tham gia 6 hội nghị giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngoài ra, Sở Công Thương tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai 18 chương trình ứng dụng máy móc thiết bị mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và 2 chương trình xây dựng mô hình trình diễn sản xuất sản phẩm mới. Tổng kinh phí hỗ trợ các chương trình khoảng trên 5 tỷ đồng. Đặc biệt, Sở đã xây dựng thành công 2 mô hình “điểm bán hàng Việt” để cung ứng hàng hóa trực tiếp từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Cuộc vận động đã giúp người tiêu dùng tỉnh Nam Định thay đổi nhận thức và hành vi mua sắm, ưu tiên mua sắm tiêu dùng hàng hoá thương hiệu Việt Nam, dần xoá bỏ định kiến đối với sản phẩm trong nước và so sánh giữa hàng nội và hàng ngoại; dần hình thành nét đẹp văn hoá tiêu dùng của người dân Nam Định với hàng hoá do Việt Nam sản xuất; Giúp các doanh nghiệp Nam Định nhận thức rõ quyền lợi, trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực, quốc tế. Các doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, đổi mới công nghệ, có chính sách khuyến mại, hậu mãi hợp lý, đưa sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Để tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động

Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động tỉnh Nam Định, trong quá trình thực hiện Cuộc vận động còn nhiều khó khăn, hạn chế nên kết quả chưa thật toàn diện.

Việc tuyên truyền nội dung, mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động thiếu thường xuyên, liên tục; việc kiểm tra, giám sát thực hiện Cuộc vận động còn hạn chế; việc xây dựng, nhân rộng, biểu dương, tôn vinh các điển hình tốt trong thực hiện Cuộc vận động còn hạn chế; tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhất là trong hoạt động bán hàng online.

Để việc thực hiện Cuộc vận động ngày càng đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động yêu cầu các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, các sở, ban, ngành cần phát huy vai trò trong việc tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân trong tỉnh đối với việc tiêu dùng hàng Việt.

Bên cạnh đó, nhân rộng mô hình điểm bán hàng Việt, gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương để trực tiếp cung ứng đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, các sở, ban, ngành chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm để các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong tỉnh có nhiều cơ hội mở rộng thị trường trong nước, nhất là đối với các sản phẩm, hàng hóa đạt chuẩn OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Đồng thời, đẩy mạnh việc nêu gương các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam. Các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước khi mua sắm các vật phẩm ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ trong tỉnh, trong nước.

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện thường xuyên cập nhật danh sách, cung cấp đầy đủ thông tin các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu lên Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh và các sàn thương mại lớn trong toàn quốc. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần nghiên cứu, tìm tòi những cách làm mới, thiết thực để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng Việt do thương hiệu Việt Nam sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng

Bình Định: Chỉ thị số 30-CT/TW 'cú hích' thay đổi nhận thức người tiêu dùng

(PLVN) - Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và thói quen mua sắm của người dân, cùng với việc nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai
(PLVN) -Từ bao đời nay, trên sông Cái, một nhánh đổ ra sông Đồng Nai nơi đây có cảnh đẹp huyền ảo, thơ mộng, hữu tình, chảy ôm quanh qua Cù lao Cỏ, Cù lao Phố, không chỉ là vùng đất non xanh nước biếc mà còn mang tới thứ sản vật trời ban đó là tôm càng xanh.

Thúc đẩy đưa đặc sản Hà Tĩnh đến người tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh tiên phong cung cấp sản phẩm chất lượng và tham gia sâu vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) - Một trong những thành công của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là đã thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc, từng bước đưa sản phẩm hàng hoá thế mạnh, “đặc sản” của địa phương đến với người tiêu dùng.

Người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn hàng hoá 'made in Việt Nam'

Người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn hàng hoá 'made in Việt Nam'
(PLVN) - Thời gian gần đây, các mặt hàng mang "made in Việt Nam" được người dân TP Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn trong tiêu dùng hằng ngày. Đây là thành quả của việc địa phương tập trung quảng bá, xúc tiến thương mại, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

MTTQ tỉnh Cà Mau thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

MTTQ tỉnh Cà Mau thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
(PLVN) - Với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cà Mau. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau chủ động phối hợp thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, các tổ chức thành viên lồng ghép, đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, giúp người tiêu dùng nhận thức đúng chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt.

Kiên Giang đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo bộ, ngành và lãnh đạo địa phương tham quan gian hàng OCOP Kiên Giang.
(PLVN) - Thời gian qua, Kiên Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Những hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kênh tiêu thụ, đồng thời nâng cao giá trị sản xuất và phát triển thị trường bền vững.

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long
(PLVN) - Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (CVĐ) tại Vĩnh Long đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tuyên truyền vận động người dân và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam đã nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm nội địa và tạo dựng thói quen tiêu dùng trong nước.

Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức: Từ sợi tơ truyền thống đến niềm tự hào thương hiệu Việt

Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức: Từ sợi tơ truyền thống đến niềm tự hào thương hiệu Việt
(PLVN) - Khởi nguồn từ những sản phẩm truyền thống, Công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân Phan Thị Thuận đã trở thành biểu tượng của chất lượng và niềm tự hào hàng Việt. Hành trình khôi phục nghề tơ tằm và phát triển sản phẩm từ tơ sen đã giúp doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu uy tín, mang lại giá trị không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa cho đất nước.

Phú Thọ: Chương trình OCOP thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Chương trình OCOP thúc đẩy kinh tế nông thôn
(PLVN) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra một làn gió mới cho kinh tế nông thôn của tỉnh Phú Thọ, mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế tại địa phương, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

Về Gia Lai thưởng thức cà phê
(PLVN) -  Buổi sáng của Pleiku, tiết trời se se, còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi trong quán nhỏ, nghe từng cơn gió nhè nhẹ phả vào da thịt những làn hơi lành lạnh. Nhấp một ngụm cà phê nguyên chất, nghe hương cà phê bịn rịn nơi đầu lưỡi mới hiểu tại sao những ly cà phê lại cứ nhấp nhánh trong những vần thơ đến vậy.

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dừa sáp Trà Vinh, một sản phẩm độc đáo và nổi bật của miền Tây Nam Bộ, đang dần trở thành một tài nguyên quan trọng trong ngành nông nghiệp và kinh tế địa phương. Với tính độc nhất vô nhị, dừa sáp không chỉ là loại trái cây hấp dẫn mà còn chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế lớn chưa được khai thác hết.

Mặn mòi vị biển Nam Ô

Người Nam Ô làm nước mắm từ cá cơm than và hạt muối Cà Ná, Sa Huỳnh.
(PLVN) - Với việc được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ, sản phẩm nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) càng khẳng định thêm thương hiệu. Chắt chiu từ con cá cơm than, từ hạt muối mặn mòi vị biển, nước mắm Nam Ô làm nên hồn cốt của xứ biển bãi ngang, của những người dân sống bên chân núi Hải Vân bốn mùa sóng vỗ…

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau
(PLVN) - Đến nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao. Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia xếp hạng 3 sao. Đồng thời, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về đạt chuẩn 4 sao, 5 sao.