"Làn sóng" văn chương đầu tiên về đại dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi nhìn lại những thảm họa, thảm kịch của thế giới như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai... tất cả đều có thể trở thành một nguồn cảm hứng cho các nhà văn, tiểu thuyết gia trên thế giới. Đại dịch COVID-19 tất nhiên cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu độc giả đã sẵn sàng đón nhận dòng sách này chưa khi đại dịch vẫn còn đang diễn ra?

Theo tờ Guardian (Anh), những tên tuổi như Ali Smith, Sally Rooney, Roddy Doyle, Catherine Ryan Howard, Sarah Hall… có lẽ là những nhà văn, tiểu thuyết gia đầu tiên cho một dòng văn chương hoàn toàn mới đang ”lên ngôi” và có liên quan mật thiết đến đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, khác biệt với những cuốn sách có chủ đề về COVID-19 trước đây, dòng văn chương về đại dịch là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Kể từ tháng 3 năm ngoái, lệnh giãn cách xã hội được áp đặt ở nhiều nước trên thế giới, nhiều tác giả đã tham gia phòng dịch với tư cách là những người giao nhu yếu phẩm hoặc tình nguyện viên cho các phòng thí nghiệm COVID-19. Một bộ phận tác giả khác phải ”vật lộn” với những dự án dang dở tại nhà trong khi những cơ hội mới ngày càng hạn chế với họ do không thể ra ngoài và tìm kiếm nguồn cảm hứng mới.

Bức ảnh ”Windows on to the interior world” (tạm dịch: Cửa sổ vào thế giới bên trong) tập hợp rất nhiều hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Ruth Medjber tại Ireland trong suốt thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Ruthless Imagery.

Bức ảnh ”Windows on to the interior world” (tạm dịch: Cửa sổ vào thế giới bên trong) tập hợp rất nhiều hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Ruth Medjber tại Ireland trong suốt thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Ruthless Imagery.

Có thể thấy, trong 18 tháng qua, hầu như mọi thông tin trên báo đài, sự chú ý của dư luận, độc giả đều xoay xung quanh chủ đề "COVID-19", xã hội trải qua trạng thái bế tắc và sợ hãi. Bối cảnh này đã truyền cảm hứng cho giới văn chương thế giới thực hiện những tác phẩm mới của họ có liên quan đến đại dịch.

Quả thực, một "làn sóng" đầu tiên của dòng sách về COVID-19 đã thực sự xuất hiện ở Châu Âu trong vài tháng gần đây. Các tác phẩm mới nhất có thể kể tới "Summer" của Ali Smith, "Burntcoat" của Sarah Hall, "The Fell” của Sarah Moss, "Life Without Children" của Roddy Doyle, "56 Days" của Catherine Ryan Howard,….

Dòng văn chương về COVID-19 khai thác nhiều bối cảnh, chủ đề và cảm xúc trong mùa dịch. Đơn cử, nếu như cuốn "Summer" của Ali Smith xây dựng bối cảnh từ các sự kiện có thực tại thời điểm hiện tại; "Burntcoat" của Sarah Hall xoáy sâu vào chuỗi ngày ở nhà đầy ám ảnh của đôi lứa đang yêu trong giai đoạn cách ly toàn xã hội; thì "The Fell" của Sarah Moss viết về sự vô vọng ảm đạm của một người phụ nữ tự cách ly và trở nên điên cuồng khi bị "giam giữ", "Life Without Children" tập hợp những câu chuyện do Roddy Doyle viết trải dài suốt nhiều cuộc giãn cách xã hội ở thành phố Dublin (Ireland) về một "vòng quay" thế giới mới sau khi bị thay đổi bởi đại dịch.

Ali Smith là một trong những tác giả tiên phong trong dòng văn học về COVID-19. Ảnh: Antonio Olmos/The Observer.

Ali Smith là một trong những tác giả tiên phong trong dòng văn học về COVID-19. Ảnh: Antonio Olmos/The Observer.

Mặt khác, những nỗi sợ trong bối cảnh đại dịch đã trở thành một nguồn cảm hứng mới cho các nhà văn trinh thám. Đơn cử là cuốn ”56 Days” của Catherine Ryan Howard - một nhà văn chuyên viết về thể loại giật gân - kinh dị, đã phát triển cốt truyện đáng sợ về một cặp đôi buộc phải dọn đến ở cùng nhau trong thời gian giãn cách xã hội. Bị ”nhốt” tại nhà, họ bắt đầu nói chuyện với nhau về việc đây có thể phù hợp với một tình tiết nào đó trong một vụ giết người hoàn hảo. Từ đó, những cuộc nói chuyện lặp đi lặp lại đã tác động đến diễn biến tâm lý của hai người theo hướng rùng rợn hơn.

Khách quan mà nói, hầu hết những thảm kịch thế giới trong quá khứ, thậm chí cả những thảm kịch có thể xảy ra trong tương lai, đều có thể trở thành chất liệu trong văn chương. Tuy nhiên, đối với dòng văn học mới về COVID-19, dư luận nghi vấn rằng: Liệu độc giả đã thực sự có thể tiếp nhận dòng văn chương này trong khi đại dịch vẫn đang diễn ra hay không? Liệu nó có tác động đến một bộ phận độc giả theo hướng khiến họ xa rời thực tế do bị cuốn sâu vào những tác phẩm tưởng tượng hay không?

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.