'Làn sóng' chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Một góc cảng Dịch vụ Dầu khí PTSC tại Vũng Tàu. (Ảnh: Minh Hữu)
Một góc cảng Dịch vụ Dầu khí PTSC tại Vũng Tàu. (Ảnh: Minh Hữu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua chứng kiến “làn sóng” chuyển dịch năng lượng trong nhiều doanh nghiệp ngành Dầu khí Việt Nam. Đây được coi là một xu hướng tất yếu của ngành năng lượng thế giới, trong đó các doanh nghiệp năng lượng Việt Nam không đứng ngoài cuộc.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã xây dựng được một chuỗi giá trị khép kín với 5 lĩnh vực hoạt động cốt lõi: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí; Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.

Minh chứng cho sự lớn mạnh của PVN có thể dẫn chứng con số này: Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản hợp nhất của PVN là 954 nghìn tỷ đồng (tương đương 40,6 tỷ USD), nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất là 531 nghìn tỷ đồng (tương đương 22,6 tỷ USD), nộp ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng 9,5% tổng thu ngân sách cả nước.

Không phủ nhận quy mô, vị trí và vai trò của PVN trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới luôn vận động, thay đổi, nếu PVN không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

“Nhiều tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đã chuyển dịch sang đầu tư phát triển năng lượng xanh. Có những tập đoàn họ sẵn sàng dứt hẳn khỏi cách phát triển năng lượng truyền thống”, một lãnh đạo PVN chia sẻ với PLVN và rằng, đây là thời điểm tốt để Tập đoàn thực hiện chuyển dịch năng lượng.

“PVN đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng chuyển dịch năng lượng trên toàn cầu. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng đánh mất vị thế, PVN cần phải có mục tiêu và chiến lược chuyển dịch phù hợp”, lãnh đạo PVN chia sẻ.

Kho cảng LNG tại Vũng Tàu của PV GAS vừa được khánh thành, được lãnh đạo Chính phủ đến thăm.

Kho cảng LNG tại Vũng Tàu của PV GAS vừa được khánh thành, được lãnh đạo Chính phủ đến thăm.

Theo quan sát của PLVN, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành Dầu khí Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch một cách mạnh mẽ. Điển hình, từ định hướng chung của PVN, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) thời gian qua đã có những bước chuyển dịch lớn.

Mới đây, PV GAS đã khánh thành kho cảng chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Vũng Tàu, quy mô 1 triệu tấn/ năm giai đoạn 1 (sẽ nâng lên 3 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2). Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng.

Chuyến nhập khẩu LNG đầu tiên đã diễn ra hồi tháng 7 năm nay và được PV GAS tiếp nhận một cách an toàn tuyệt đối. LNG là dạng năng lượng khá sạch, giúp giảm lượng phát thải đáng kể so với việc sử dụng than đá hoặc một số loại khí nặng khác.

Dù việc nhập khẩu, kinh doanh LNG còn vướng một số thủ tục, đang chờ cơ quan quản lý Nhà nước tháo gỡ vướng mắc về mặt cơ chế, nhưng sản xuất điện bằng năng lượng LNG được đánh giá là một xu thế tất yếu.

Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, điện khí LNG chiếm tỷ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.

Ngoài kho LNG tại Vũng Tàu, PV GAS đang cùng đối tác xây dựng kho cảng lớn LNG tại Sơn Mỹ (Bình Thuận), quy mô 3,6 triệu tấn/năm trong giai đoạn 1 và dự định nâng lên 6 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2.

Ngoài ra, theo kế hoạch của PV GAS, đơn vị này sẽ xây dựng thêm hai kho cảng lớn nữa, 1 ở khu vực Bắc miền Trung, 1 ở khu vực phía Bắc. “Với 4 kho cảng lớn này, PV GAS đủ cung cấp cho khắp các nhà máy điện chạy LNG trải dài khắp đất nước”, đại diện PV GAS cho biết.

Ống dẫn khí LNG từ kho cảng tại Vũng Tàu sẵn sàng cấp khí cho hai nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. (Ảnh: Minh Hữu)

Ống dẫn khí LNG từ kho cảng tại Vũng Tàu sẵn sàng cấp khí cho hai nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. (Ảnh: Minh Hữu)

Trong xu hướng chuyển dịch năng lượng, PVN và các đơn vị thành viên liên quan đang xây dựng hàng loạt dự án nhà máy điện chạy bằng LNG. Điển hình, hai nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đang được Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER) triển khai tích cực.

Dự kiến, đến quý IV/2024, nhà máy Nhơn Trạch 3 sẽ phát điện thương mại và đến quý II/2025 nhà máy Nhơn Trạch 4 cũng phát điện thương mại. Tổng Công suất hai nhà máy này là 1.500 MW với vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD.

Điều đáng nói, nguồn LNG cung cấp cho hai nhà máy điện này được đấu nối từ kho LNG Thị Vải của PV GAS. “Hệ thống đường ống đã xây dựng xong, chỉ cần nhà máy hoàn thành là có LNG cung cấp cho nhà máy”, ông Lê Như Linh, Tổng Giám đốc PV POWER nói với phóng viên PLVN.

Toàn cảnh công trường dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Toàn cảnh công trường dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Một doanh nghiệp khác đang “chuyển mình” mạnh mẽ với năng lượng xanh trong ngành Dầu khí Việt Nam là Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC). Hiện doanh nghiệp này là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được Bộ tài nguyên Môi trường cấp phép quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển phục vụ dự án điện gió ngoài khơi. Đáng chú ý, mới đây, PTSC đã ký kết hợp tác với đơn vị tại Singapore để xuất khẩu 1,2GW điện gió ngoài khơi qua nước này.

Theo ông Lê Mạnh Cường, Tổng Giám đốc PTSC, hiện đơn vị này đang phối hợp chặt chẽ, tích cực với phía đối tác Singapore để hiện thực hóa các cam kết. “Phía Singapore đang rất quan tâm đến việc hợp tác này. Họ liên lạc với chúng tôi từng tuần, từng tháng. Singapore cần điện, nhất là điện sạch, còn PTSC có nhiều lợi thế để cung cấp điện gió ngoài khơi cho Singapore”, ông Cường chia sẻ.

Xưởng dịch vụ của PTSC tại Vũng Tàu đang chế tạo các chân đế cột điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu).

Xưởng dịch vụ của PTSC tại Vũng Tàu đang chế tạo các chân đế cột điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu).

Theo tìm hiểu của PLVN, hiện PTSC đang thực hiện khoảng 3 dự án điện gió ngoài khơi ở nước ngoài, trong vai trò là nhà thầu. Công việc chính của PTSC trong các dự án này là xây lắp các chân cột điện gió ngoài khơi. Theo quan sát của phóng viên PLVN, hiện công trường xây lắp của PTSC tại xưởng ở Vũng Tàu đang rất nhộn nhịp công việc để kịp tiến độ đã ký kết với đối tác.

Theo Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường, nước ta có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á, khoảng 599 GW. “PTSC cùng với sự hỗ trợ của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam có đủ năng lực, nhân lực, kinh nghiệm để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam”, ông Cường khẳng định và đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành hành lang pháp lý, tạo điều kiện để doanh nghiệp khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi nhằm cụ thể hóa Quy hoạch điện VIII đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.