Lần đầu tiên Giải Báo chí Quốc gia có giải đặc biệt

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chúc mừng nhóm tác giả của báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B, Giải báo chí Quốc gia năm 2019
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chúc mừng nhóm tác giả của báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B, Giải báo chí Quốc gia năm 2019
(PLVN) - Ngày 3/6, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV năm 2020 đã chọn được 112/150 tác phẩm xuất sắc để trao giải, bao gồm: 1 giải Đặc biệt, 9 giải A, 25 giải B, 45 giải C và 32 giải Khuyến khích.

Ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Báo chí Quốc gia cho biết về chất lượng, các tác phẩm dự Giải vẫn giữ mức đồng đều so với những năm gần đây, không có tác phẩm yếu kém. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên sau 15 năm tổ chức, đã có tác phẩm tiêu biểu, nổi trội để Hội đồng trao giải Đặc biệt.

Các tác phẩm dự Giải đã bám sát các chủ đề lớn từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các mặt khác của đời sống chính trị của đất nước. Nổi bật là phản ánh Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng; công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình khắc phục bão lũ, nhất là ở miền Trung, hạn mặn nặng nề ở miền Nam...

Giải năm nay có hơn 114 đơn vị cấp hội và 190 cộng tác viên tham dự ở 11 loại giải theo quy định. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên có tất cả 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố tham dự.

"Đây là kết quả của sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cấp hội, hội viên trong cả nước đối với Giải Báo chí Quốc gia" - Ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Báo chí Quốc gia đánh giá.

Các tác phẩm thời sự có đề tài phong phú, phản ánh trung thực, kịp thời, toàn diện các sự kiện thời sự, vấn đề thời sự của đất nước, của địa phương. Báo chí tham gia trực tiếp vào công cuộc phòng, chống đại dịch, phản ánh nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân trong thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được phản ánh sâu sắc, kịp thời. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, nắm vấn đề, có hiệu quả xã hội tích cực...

Hội đồng Chung khảo nhận định, các tác phẩm dự giải đã phản ánh toàn diện, sâu sắc đời sống chính tri kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong năm 2020. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, bám vấn đề, có hiệu quả xã hội tích cực. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện vấn đề, có tầm ảnh hưởng xã hội, thể hiện một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn... Tuy nhiên, vẫn còn một trường hợp vào chung khảo nhưng sai quy định, đã bị loại. Quá trình chấm chung khảo được thực hiện đúng Điều lệ Giải và Quy chế của Hội đồng chung khảo.

Hội đồng Giải nhất trí tổng kết công tác 15 năm tổ chức Giải Báo chí Quốc gia (2006-2021) vào dịp phù hợp trong năm 2021, để rút kinh nghiệm tổ chức Giải ngày càng tốt hơn nữa.

Do điều kiện dịch COVID-19, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV năm 2020 sẽ được tổ chức trọng thể vào dịp Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam tại Hà Nội./.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Đọc thêm

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.