Lần đầu tiên đào tạo thạc sĩ quản lý đô thị

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Ngày 14/6, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt chương trình đào tạo thạc sỹ quản lý phát triển đô thị.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhân lực quy hoạch và quản lý đô thị được đào tạo hiện nay của nước ta nhìn chung đã đáp ứng phần nào những yêu cầu của công tác quản lí đô thị. Song, để có sự chuyển biến cơ bản gắn với chuyển đổi tư duy quản lý và phát triển đô thị thì phải có những nhân lực mới. Những nhân lực này phải được đào tạo bài bản. Chương trình đào tạo được xây dựng với tầm nhìn mới, nhận thức mới về quản lý phát triển đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự đan xen nhiều chiều của các yếu tố đa ngành tác động lên các thực thể đô thị.

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh phát biểu tại lễ ra mắt.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh phát biểu tại lễ ra mắt.

Trước đòi hỏi của thực tiễn, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho hay, với thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực và khả năng huy động sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, Đại học quốc gia Hà Nội đã giao cho Khoa Các khoa học liên ngành làm đầu mối xây dựng Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lí phát triển đô thị.

Từ đầu năm 2017, một tổ công tác đã được thành lập, cùng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Sau 3 hội thảo chuyên môn lớn, nhiều cuộc trao đổi tham vấn chuyên gia và họp thẩm định các cấp, đến tháng 3/2018, chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lí phát triển đô thị đã chính thức được ĐHQGHN kí quyết định ban hành. 

“Chương trình sẽ được tổ chức đào tạo thí điểm khóa đầu tiên vào tháng 9/2018 với chỉ tiêu dự kiến 40 học viên/ khóa. Trong các năm tiếp theo, Khoa Các khoa học liên ngành sẽ mở rộng quy mô đào tạo, hướng tới cung cấp nhân lực cho các đô thị trong cả nước. Sau hai khóa đào tạo, chương trình sẽ được tổng kết, làm cơ sở đề xuất đưa vào danh mục đào tạo chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, bà Minh thông tin.

Đáng chú ý, đây sẽ là chương trình đầu tiên ở Việt Nam đào tạo các cán bộ quản lí làm việc về đô thị theo tư duy và cách tiếp cận liên ngành. Chương trình mang nhiều ý nghĩa thực tiễn, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, hướng tới kỳ vọng đến năm 2020, Việt Nam sẽ có đội ngũ nhân lực liên ngành đầu tiên về quản lí phát triển đô thị.

Dẫn thông tin từ TS. Trần Quốc Thái - Cục phó Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết, Việt Nam hiện có 813 đô thị và tỉ lệ đô thị hóa cũng đang tăng rất nhanh, khoảng 37,5%. Chỉ riêng hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM đã có dân số đô thị chiếm xấp xỉ 30% dân số đô thị trên toàn quốc. Điều này sẽ tạo nên áp lực vô cùng lớn lên hệ thống công trình cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và không gian sống; đòi hỏi các kiến trúc sư, các nhà xây dựng, các nhà quản lí phải nắm bắt, đáp ứng được xu hướng thực tế và nhu cầu sống của cộng đồng. 

Đặc biệt, theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh, đô thị hóa Việt Nam lại xảy ra nhiều thập kỷ trước công nghiệp hóa trong khi các nước phát triển đã khẳng định quy luật đô thị hóa là hệ quả, là con đẻ của công nghiệp hóa. “Nghịch lý phát triển đó làm cho đô thị ở Việt Nam luôn đối đầu với rất nhiều thách thức”, bà nhận định. 

Cùng trăn trở về vấn đề đô thị hóa, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục - Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư – cho biết, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ đô thị hoá khá nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Chỉ chưa đầy một thập kỷ nữa, 40% dân số cả nước sẽ sống trong đô thị. “Việt Nam bắt buộc phải phát triển một hệ thống các thành phố và đô thị có khả năng cạnh tranh và linh hoạt trong chống chịu và phục hồi các không gian kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị”, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục nói thêm. 

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.