“Làm Vua” vở kịch lịch sử đạt giải Huy chương vàng

“Làm Vua” vở kịch lịch sử đạt giải Huy chương vàng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 17/11/2021, Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 đã bế mạc. 6 vở diễn xuất sắc nhất đã được trao Huy chương vàng, trong đó có “Làm vua” của đạo diễn Lê Quý Dương.

Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 diễn ra (từ 5-17/11) tại TP Hải Phòng do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp tổ chức, thu hút sự tham gia của 14 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, 20 vở diễn cùng hơn 300 diễn viên.

Ban tổ chức trao Huy chương vàng cho 6 vở diễn.

Ban tổ chức trao Huy chương vàng cho 6 vở diễn.

6 vở kịch được trao Huy chương vàng đó là: "Làng song sinh" (NH kịch Hà Nội); "Điều còn lại" (NH kịch Việt Nam), "Con đò của mẹ" (Đoàn kịch NH Công an nhân dân), "Thiên mệnh" (NH kịch Việt Nam), "Hố đen" (NH kịch nói Quân đội), "Làm vua" (Công ty TNHH nghệ thuật sân khấu Lệ Ngọc). Ngoài ra BTC còn trao 3 Huy chương bạc, 7 Huy chương đồng cho các vở diễn cùng nhiều giải cá nhân khác.

Đánh giá tổng kết Liên hoan, NSND Trần Minh Ngọc - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật nói: "Nếu nhà viết kịch được coi là tác giả kịch bản văn học thì người đạo diễn được coi là tác giả vở diễn, là người lý giải kịch bản. Bằng tài năng sáng tạo của mình người đạo diễn dùng nhiều phương tiện kỹ thuật và nghệ thuật làm thăng hoa kịch bản văn học; bằng sáng tạo của mình, người đạo diễn nâng các nhân vật lên thành hình tượng sân khấu. Sân khấu đang có nhiều thay đổi, nhiều cái mới về nội dung và hình thức. Đề tài được phản ánh phong phú và có giá trị dự báo.

NSND Trần Minh Ngọc cũng đề cao yếu tố đạo diễn, coi đây là một trong những then chốt làm nên thành công cho vở diễn:"Từ góc nhìn đạo diễn đã thấy sự kế thừa những tinh hoa của thế hệ tiền bối, thế hệ đi trước. Những cái mới thường xuất hiện từ các đạo diễn trẻ, tác giả trẻ được đào tạo bài bản từ ngôi trường nghệ thuật. Một trong những yếu tố làm lên thành công về mặt nghệ thuật trình diễn trong liên hoan lần này, là nghệ thuật đạo diễn.

Hội đồng nhận thấy có hai dòng chủ lưu của công tác đạo diễn là: Đạo diễn theo phong cách tạo hình, hoành tráng với khuynh hướng đập vào thị giác (cách dàn dựng của đạo diễn sân khấu như NSND Lê Hùng, NSND Trung Hiếu, Lê Quý Dương, NSND Trần Ngọc Giàu… và một dòng khác theo phong cách tả thực tâm lý, chú trọng khắc họa nội tâm như NSƯT Đỗ Kỷ, NSƯT Minh Hiếu, NSƯT Sĩ Tiến...".

"Làm vua" - vở diễn duy nhất trong Liên hoan này được trao Huy chương vàng thuộc loại hình sân khấu xã hội hoá tư nhân.

"Làm vua" - vở diễn duy nhất trong Liên hoan này được trao Huy chương vàng thuộc loại hình sân khấu xã hội hoá tư nhân.

"Làm vua" được ra mắt khán giả từ cuối tháng 4/2021 do TS Nguyễn Đăng Chương viết kịch bản và "phù thuỷ" Lê Quý Dương làm đạo diễn, NSND Lệ Ngọc - chủ nhiệm chương trình, Giám đốc sản xuất - chỉ đạo nghệ thuật Nguyễn Văn Hải.

Vở kịch lấy không gian lịch sử của triều đại nhà Đinh - nhà nước Đại Cồ Việt, do Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng dựng nên sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, cách đây hơn 1.050 năm.

Trên nền câu chuyện của tác giả Đăng Chương, đạo diễn Lê Quý Dương đã viết lại toàn bộ câu chuyện thành một kịch bản sâu sắc về mặt nội dung, độc đáo về mặt hình thức thể hiện, hiện đại nhưng đậm chất sử thi trong việc xây dựng hành động, tổ chức xung đột, định hình tính cách và ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

Đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ: “Làm kịch lịch sử, điều khó nhất là phải có tính đương đại. Nếu làm kịch lịch sử giống như lịch sử nguyên bản hiện lên thì làm làm gì? Tuy nhiên, cũng không được xuyên tạc hay bịa đặt, bóp méo lịch sử. Khó là ở chỗ đó. Phải tìm ra được những bài học hiện đại sâu sắc và có giá trị đương thời từ câu chuyện lịch sử đó.

Thực ra, những vấn đề lớn lao và triết lý nhân văn của loài người cũng chẳng mấy thay đổi theo suốt chiều dài văn minh của nhân loại. Kịch lịch sử khi được dàn dựng đúng sẽ giúp con người đi vào bản chất các vấn đề của xã hội, giữ nguyên vẹn cho mình khát vọng sống và những giá trị nhân văn”.

Đọc thêm

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.