Làm tròn sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

Làm tròn sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình, từ đó góp phần hạn chế rủi ro, giúp các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn tiền gửi của người được BHTG.

Bảo vệ cho hơn 110 triệu lượt người gửi tiền tại 1.279 tổ chức tham gia BHTG

Được thành lập từ năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động năm 2000, sau gần 25 năm xây dựng và trưởng thành, BHTGVN luôn phấn đấu làm tròn nhiệm vụ được giao, tập trung nguồn lực đáp ứng các hoạt động nghiệp vụ trọng yếu.

Hiện nay, BHTGVN bảo vệ cho hơn 110 triệu lượt người gửi tiền tại 1.279 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm: 96 ngân hàng và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 1.178 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), 01 ngân hàng hợp tác xã và 04 tổ chức tài chính vi mô.

BHTGVN cũng thực hiện tốt công tác quản lý thu phí. Tổng số phí BHTG đã thu được trong kỳ thu phí Quý I, II/2024 là 5.985 tỷ đồng, đạt trên 53% kế hoạch NHNN giao. Trong quý II/2024, BHTGVN thực hiện miễn nộp phí BHTG cho 35 tổ chức tham gia BHTG được kiểm soát đặc biệt (KSĐB), gồm 5 ngân hàng thương mại và 30 QTDND với tổng số tiền là trên 100 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, đến hết tháng 6/2024, tổng nguồn vốn của BHTGVN đạt hơn 117 nghìn tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng hơn 7% so với thời điểm 31/12/2023, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ là hơn 111 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2023. Với nguồn lực tài chính tăng trưởng khá được tích lũy qua từng năm giúp BHTGVN có thể sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi cần thiết và tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

Về chi trả, kể từ năm 2013, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đối với các tổ chức tham gia BHTG. Tuy nhiên, BHTGVN vẫn tập trung bám sát diễn biến tình hình các tổ chức tham gia BHTG là các QTDND yếu kém được KSĐB; chủ động theo dõi, bám sát quá trình thực hiện xử lý pháp nhân của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố và ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thống đốc NHNN để các các biện pháp xử lý kịp thời.

BHTGVN đã chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ mới trong quá trình tham gia KSĐB các TCTD, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị, điều hành về KSĐB để phù hợp với Luật Các TCTD năm 2024. Ngoài ra, BHTGVN hiện đang cử 34 cán bộ tham gia Ban KSĐB tại các tổ chức tham gia BHTG; xây dựng mức vốn dự phòng nhằm chủ động nguồn lực về tài chính, sẵn sàng cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB đủ điều kiện vay vốn; giám sát, phân tích, đánh giá, cảnh báo an toàn đối với hệ thống QTDND.

BHTGVN đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống tiếp tục thực hiện giám sát liên tục, thường xuyên đối với 100% tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn quản lý; hoàn thành đạt 100% kế hoạch kiểm tra định kỳ và theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN.. để kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị với NHNN về các vấn đề phát sinh có khả năng gây rủi ro, mất an toàn hệ thống TCTD. Tính đến hết tháng 6/2024, BHTGVN đã hoàn thành thực hiện kiểm tra 109/253 tổ chức tham gia BHTG theo kế hoạch định kỳ và 23/75 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) theo yêu cầu của NHNN.

BHTGVN thực hiện tuyên truyền chính sách BHTG thông qua nhiều hình thức và phương tiện truyền thông, đặc biệt nhắm đến đối tượng là người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin... giúp họ nâng cao hiểu biết tài chính để có lựa chọn gửi tiền phù hợp tại các TCTD. BHTGVN đã mở rộng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, triển khai xây dựng Đề án truyền thông chính sách BHTG với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 45% và đến năm 2030 có 55% người gửi tiền nắm bắt được các nội dung cốt lõi của chính sách BHTG.

Với những kết quả nói trên, BHTGVN đã trở một điểm tựa quan trọng cho các TCTD trong việc củng cố, duy trì hoạt động huy động vốn; trở thành một kênh giám sát, tham mưu cho NHNN đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của các TCTD.

Góp phần đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng

Để tiếp tục nâng cao vai trò của chính sách BHTG và hoạt động của tổ chức BHTG tại Việt Nam, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 1660/QĐ-TTg ngày 30/12/2022. Chiến lược này đã xác định vị thế, khẳng định vai trò của BHTGVN trong giai đoạn tới, đó là góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước.

Đây là lần đầu tiên trong suốt gần 25 năm thực hiện chính sách BHTG tại Việt Nam, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đối với từng giai đoạn tương lai được cụ thể hóa trên tầm nhìn trung và dài hạn, mở ra triển vọng mới đối với lĩnh vực chính sách công đặc thù này.

Mục tiêu tổng quát cho sự phát triển của hệ thống BHTG tại Việt Nam là: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần tích cực duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng;

Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động BHTG bao gồm chứng nhận tham gia BHTG, thông tin báo cáo, giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia BHTG; Tham gia tái cơ cấu có hiệu quả đối với các tổ chức tham gia BHTG yếu kém;

Tính và thu phí BHTG, quản lý nguồn vốn và đầu tư, tuyên truyền chính sách BHTG, chi trả BHTG theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam; Tăng cường năng lực tài chính của tổ chức BHTG để khẳng định cam kết của Nhà nước và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với chính sách BHTG.

Bên cạnh mục tiêu tổng quát, Chiến lược phát triển BHTG đã đặt ra các mục tiêu cụ thể, sát sườn, lượng hóa được các hoạt động nghiệp vụ BHTG để ngày càng bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người gửi tiền, củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống hệ thống tài chính - ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội.

Cụ thể, gồm: Phấn đấu tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số người gửi tiền được bảo hiểm đạt 92% - 95%, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; Phấn đấu rút ngắn thời gian chi trả thực tế kể từ khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đến năm 2025 là 30 ngày làm việc và đến năm 2030 là 15 ngày làm việc, nhằm giúp người gửi tiền được tiếp cận sớm với tiền gửi của mình khi tổ chức tham gia BHTG được xử lý; Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có 45% và đến năm 2030 có 55% người gửi tiền nắm bắt được các nội dung cốt lõi của chính sách BHTG.

BHTGVN tập trung nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trước khi kết thúc giai đoạn đầu của Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đặc biệt là việc tham gia tích cực vào quá trình sửa đổi, bổ sung Luật BHTG và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, từ đó bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Chiến lược phát triển BHTG xác định 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, gồm: hoàn thiện cơ sở pháp lý về BHTG; áp dụng hiệu quả các công cụ chính sách BHTG; triển khai hiệu quả hoạt động BHTG và phát triển tổ chức BHTG.

Trong giai đoạn 2022-2025, Chiến lược phát triển BHTG đã xác định trọng tâm hoàn thiện cơ sở pháp lý là xây dựng Luật BHTG sửa đổi, bổ sung và các luật có liên quan cũng như xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, thi hành luật.

Giai đoạn 2025 - 2030, quá trình xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến BHTG sẽ tiếp tục được thực hiện. Trong đó, tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung Luật BHTG sau 12 năm triển khai đã bộc lộ một số vướng mắc, trở ngại cũng như tiềm ẩn những hạn chế đối với triển vọng phát triển hệ thống ngân hàng. Luật BHTG cần được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động, thông lệ quốc tế, nhằm kiến tạo hành lang thông thoáng cho việc triển khai hữu hiệu chính sách BHTG.

Đọc thêm

MSB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu gần 14.000 VNĐ/cổ phiếu

MSB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu gần 14.000 VNĐ/cổ phiếu
(PLVN) -  Theo Báo cáo ngành ngân hàng Quý 2/2024 của một số công ty chứng khoán, thị trường ngân hàng nửa cuối năm 2024 cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Điều này mở ra cơ hội mới cho sự trở lại của nhóm “cổ phiếu vua” với tiềm năng tăng trưởng lên tới hàng chục phần trăm.

'Các ngân hàng đã cam kết hỗ trợ là phải thực hiện'

Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 20/9
(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng hỗ trợ khách hàng sau cơn bão số 3, được tổ chức ngày 20/9/2024.

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, giai đoạn 2024 - 2028.
(PLVN) - Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về triển khai “Chương trình phúc lợi”, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng tới khách hàng là công đoàn viên ngành y tế, góp phần chăm lo lợi ích cho công đoàn viên, người lao động ngành y tế trong phạm vi cả nước.

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp Lễ

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp Lễ
(PLVN) -  Trước nhu cầu đa dạng của khách hàng cùng xu hướng thanh toán không tiền mặt, ngân hàng đã tận dụng tối đa lợi thế về mặt công nghệ nhằm đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp thanh toán hiện đại. Mặt khác, ngân hàng còn đồng bộ hệ thống để hoạt động xuyên lễ thông qua các điểm giao dịch số tự động 365+.

Cảnh báo mạo danh NHNN gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học

Cảnh báo mạo danh NHNN gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học
(PLVN) -Thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng đối tượng lừa đảo mạo danh Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho các giao dịch ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước yêu cầu rà soát, kiểm tra các tài khoản thanh toán của tổ chức

ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, qua theo dõi, nắm bắt thông tin cho thấy, hiện đang có tình trạng lợi dụng mở, sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức cho mục đích gian lận, lừa đảo. Do đó, NHNN đang yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm tra, rà soát các tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức.  

MB dẫn dắt chuyển đổi số với mô hình BAAS

MB dẫn dắt chuyển đổi số với mô hình BAAS
(PLVN) - Ngày 05/8, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) đã tổ chức Hội nghị Nhà đầu tư (Investors Conference) nhằm cập nhật kết quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng năm 2024 của MB.

Cán bộ ngân hàng kịp thời chặn kẻ gian lừa tiền khách hàng

Cán bộ ngân hàng kịp thời chặn kẻ gian lừa tiền khách hàng
(PLVN) -  Nhận thấy khách hàng đến làm thủ tục chuyển tiền vào một tài khoản khác có nhiều điểm bất thường, chuyên viên Vũ Thị Lương - cán bộ Ngân hàng Tiên Phong đã tìm cách trì hoãn, đồng thời phối hợp cùng cơ quan công an kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, bảo vệ tài sản cho khách hàng.

MSB công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm

MSB công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) mới công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 với mức tăng trưởng ổn định về lợi nhuận cũng như tổng thu nhập hoạt động. MSB giữ vững định hướng đa dạng hóa nguồn thu song song kiểm soát rủi ro, củng cố các nền tảng hỗ trợ, tạo cơ sở cho tăng trưởng trong các quý tiếp theo.

Chi phí vốn hạ giúp VPBank củng cố lợi nhuận trong quý II/2024

Chi phí vốn hạ giúp VPBank củng cố lợi nhuận trong quý II/2024
(PLVN) - Nhờ kiểm soát chi phí vốn hiệu quả, VPBank ghi nhận tăng trưởng ổn định trong các phân khúc chiến lược trong quý 2. Ngân hàng tập trung khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh nhờ diễn biến tích cực của thị trường, đồng thời kỳ vọng triển vọng kinh tế phục hồi mạnh hơn trong những tháng tới sẽ giúp hệ sinh thái đạt được các mục tiêu kinh doanh của năm 2024.