Làm thế nào để thoát nạn khi có cháy?

Hiện trường vụ cháy tại số nhà 24 Thành Công, Hà Đông khiến 4 người tử vong. Ảnh: CAHN
Hiện trường vụ cháy tại số nhà 24 Thành Công, Hà Đông khiến 4 người tử vong. Ảnh: CAHN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 2 vụ cháy xảy ra tại Hà Nội (ngày 13/5) và Hải Phòng (ngày 12/5) khiến 7 người tử vong, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo với nhiều biện pháp phòng cháy nhà dân.

Theo Bộ Công an, trong 4 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 522 vụ cháy, làm chết, bị thương 46 người. Đặc biệt, các vụ cháy liên tiếp xảy ra trong ngày 12 và 13/5 tại phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng và phường Quang Trung quận Hà Đông TP Hà Nội.

Vụ hỏa hoạn tại Hải Phòng làm 3 người tử vong; vụ ở Hà Nội làm 4 người trong cùng một gia đình tử vong. Những vụ hỏa hoạn liên tiếp đặt ra yêu cầu cấp bách về phòng, chống cháy nổ đối với mọi người dân, gia đình, cơ quan, doanh nghiệp.

Bộ Công an khuyến cáo người dân một số kỹ năng cần thiết để xử lý khi có cháy như sau:

Tìm cách dập lửa, báo cháy và thoát nạn

Cần bình tĩnh tìm ngọn lửa và khói. Nếu đám cháy nhỏ cần tìm cách chữa cháy bằng nước, bình chữa cháy, cát, chăn ướt. Nếu cháy quá lớn không thể dập lửa phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm, hô hoán cho mọi người biết cùng thoát hiểm và gọi điện thoại lập tức đến số điện thoại 114.

Nhanh chóng xác định lối thoát hiểm hoặc trú ẩn an toàn

Trước hết phải xác định được lối ra an toàn khỏi căn nhà đang cháy. Thông thường, các lối thoát đến nơi an toàn ở các nhà độc lập hoặc liền kề bao gồm: Lối ra cửa chính của căn nhà; lối ra cầu thang thoát nạn ngoài nhà từ các tầng; lối ra ban công; lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái (tầng thượng) để thoát sang công trình liền kề.

Đối với các căn hộ độc lập thì lối thoát nạn an toàn là qua các cửa sổ, ban công khi có các thiết bị hỗ trợ như: thang, thang cây, dây tự cứu hạ chậm…

Bộ Công an lưu ý người dân không cố mang theo những đồ có giá trị hay tìm vật nuôi trong nhà, không cố tìm hiểu nguyên nhân đám cháy.

Ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy bởi điện gây cháy nổ sẽ dẫn đến đám cháy bùng phát nhanh hơn.

Khi lửa và khói đã chặn mất lối thoát nạn chính: Nếu ở tầng thấp thì có thể thoát ra ngoài qua đường cửa sổ hoặc ban công. Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng, ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo ướt hoặc băng dính. Kêu cứu từ cửa sổ.

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần; đóng tất cả các cánh cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh. Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hoả hoạn.

Đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm thì không mở, không dùng lòng bàn tay để tránh bị bỏng. Nếu tay nắm cửa mát và không thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa chậm và cẩn thận tránh người, mặt sang một bên đề phòng lửa tạt. Khi mở cửa, nếu thấy lửa bùng lên hay có khói xông vào phòng thì đóng cửa thật nhanh, chặt.

Tuyệt đối không nấp dưới gầm giường hoặc phòng, tủ để đồ vì sẽ rất khó khăn để lính cứu hoả tìm ra bạn.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với lửa hoặc khí độc

Trong quá trình di chuyển cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp để tránh hít phải khói, khí độc bằng cách lấy khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi, miệng.Khi di chuyển tránh chạm vào các đồ đạc có thể dẫn nhiệt gây bỏng.

Tuyệt đối không xông qua đám cháy. Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp để tìm đường thoát hiểm, phòng bị nhiễm khói.

Nếu quần áo của bạn bị cháy, đừng chạy, hãy dừng lại và lăn người vòng quanh để dập lửa.

Tuyệt đối không quay lại khi đã thoát ra ngoài được; không quay vào khu vực bị cháy vì có thể bị nguy hiểm.

Nếu bên trong còn có người mắc kẹt, hãy mô tả thật chi tiết để lính cứu hoả tiếp cận và cứu người mắc kẹt một cách nhanh nhất.

Các nhà, công trình có lồng sắt: Cần thiết trang bị búa, rìu, kìm cộng lực

Đối với các nhà, công trình có lồng sắt bảo vệ phía ngoài, có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó để sang các công trình liền kề.

Nếu không có sẵn các cửa thoát hiểm hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu hoặc các vật dụng khác nhằm bẻ gãy hoặc mở rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể di chuyển tới nơi an toàn với sự hỗ trợ của những người xung quanh.

"Mỗi người dân và các gia đình cần trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy; trang bị những thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm cơ bản để bình tĩnh ứng phó với sự cố cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hạn chế tối đa thiệt hại, thương vong", Bộ Công an khuyến cáo.

Đọc thêm

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.

Ngày mai, 12/9, Bắc Bộ vẫn mưa vừa, mưa to

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ đêm 11/9 đến sáng sớm 12/9, khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.

Đóng thêm 1 cửa xả đáy Thủy điện Tuyên Quang

15h hôm nay, 11/9, thủy điện Tuyên Quang sẽ đóng cửa xả đáy thứ tư.
(PLVN) - Chiều 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6744/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng tiếp một cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang. Đây là cửa xả thứ 4 được đóng trong 8 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.

Lũ trên sông Hồng tiếp tục lên, những khu vực nào của Hà Nội vẫn ngập?

Nước ngập lên khu vực trước cổng UBND phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ảnh: Lê Thanh
(PLVN) -  “Hầu hết khu vực nội thành các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên… đang có ngập úng ở khu vực ven đê (khu vực phía ngoài đê). Khả năng trong 6 tiếng tới, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục tăng lên, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu”, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV cho hay.