Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Niệm Phật là niệm ân đức của Đức Phật, niệm sự giác ngộ.
Niệm Phật là niệm ân đức của Đức Phật, niệm sự giác ngộ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Trước hết, chúng ta phải biết rằng pháp môn niệm Phật không phải chỉ trong Tịnh Độ Tông mà đã có từ Phật giáo nguyên thủy, chỉ có điều tổ Tịnh Độ đã khéo léo biến sáu chữ hồng danh thành một pháp môn tu thù thắng mà thôi.

Tương tự, Thiền hay Tịnh độ thật chất đều là một.

Thiền, Tịnh, Mật là 3 tông phái trong 10 tông phái căn bản của Phật giáo Trung Hoa. Việt Nam gần như ảnh hưởng tất cả các tông phái tại Trung Hoa nhưng không rõ ràng.

Ở nước ta, ba tông phái được biết đến nhiều nhất là Thiền, Tịnh, Mật, bên cạnh đó có ảnh hưởng dòng tu Pháp Hoa tông. Chúng ta phải biết, Thiền – Tịnh – Mật là 3 tông phái quan trọng như là kiềng ba chân trong Phật giáo. Tuy nhiên, dù Tông nào cũng là phương tiện sau thời Phật nhập Niết Bàn cả.

Quá trình phân phái, phân tông là quá trình của các tổ về sau. Cho nên, nếu pháp môn nào đó mà không có thiền thì không phải pháp môn của Phật giáo. Người tu Thiền tông đi vào thiền bằng con đường thiền. Người tu mật tông đi vào thiền bằng mật tông. Người tu Tịnh độ đi vào thiền bằng Tịnh độ tông. Như vậy, khi con người niệm Phật an trú được trong chánh niệm cũng là Thiền vậy.

Khi thực hành và tu trì pháp môn niệm Phật, Phật tử bước đầu đều luôn gặp phải những chướng ngại khó tỏ bày. Chẳng hạn, một vấn đề hiện nay mà nhiều Phật tử đang mắc phải là nên niệm A Mi Đà Phật hay A Di Đà Phật. Vấn đề này nhiều người đang tranh cãi, bản thân người viết khi tham dự các khóa tu cũng hay mắc phải.

Đó là ở đạo tràng chuyên niệm A Mi Đà Phật mà mình hay niệm A Di Đà Phật, tự nhiên thấy xáo trộn và phải niệm theo tiếng A Mi Đà Phật cùng đại chúng hoặc ngược lại. Như vậy, chúng ta đọc A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật đều được cả. Điều quan trọng là nhất tâm niệm Phật, thường trú trong chánh niệm.

Vậy làm thế nào để chúng ta giữ được chánh niệm?

Phương pháp niệm Phật gồm có lục niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.

Niệm Phật là niệm ân đức của Đức Phật, niệm sự giác ngộ. Niệm Pháp là niệm những lời dạy của đức Phật, tư duy chánh pháp. Niệm Tăng là niệm ân đức của Tăng, niệm về đức tính hòa hợp, thanh tịnh. Niệm giới là niệm các giới pháp chúng ta đã thọ. Niệm thí là ban tặng, nghĩ đến lòng từ bi, chia sẻ với chúng sinh. Niệm Thiên là niệm về phúc đức của chữ thiên, có kinh thì cho rằng niệm Thiên là niệm về thập thiện.

Sau này, người ta tách niệm Phật là niệm ân đức của đức Phật, là phương pháp tu truyền thống trong Tịnh Độ tông. Niệm Phật giúp chúng ta có sự yên tâm, nhiếp tâm, giữ gìn chánh niệm là nhất tâm bất loạn. Tuy nhiên, con người chúng ta sống bao nhiêu năm trên cuộc đời từ bị nhiễm ô biết bao nhiêu ý niệm tham, sân, si. Vì thế, một khi nhất tâm niệm Phật, mong lau đi những bụi mờ, tạp niệm phủ bám trong tâm thật khó biết bao. Bởi một người khi mới bắt đầu tu trì pháp môn Tịnh Độ, khi niệm Phật sẽ luôn bị những ý nghĩ “chen ngang” câu niệm Phật.

Những lúc như thế, chúng ta thường bực bội, coi các vọng động về danh, tài, vật, sắc ấy là kẻ thù của mình. Thế nhưng chúng ta cần phải hiểu rõ: bản chất của con người là luôn có vọng tưởng và vì chúng ta không khéo tư duy nên mới không biết mình có vọng tưởng mà thôi.

Vậy làm thế nào để chúng ta niệm Phật mà không có vọng tưởng? Chúng ta không nên nghĩ phải cố bỏ vọng tưởng là vọng tưởng dứt sạch mà phải biết đâu là câu niệm Phật, đâu là vọng tưởng. Khi niệm Phật, vọng tưởng khởi lên hãy để nó tự sinh rồi tự diệt. Bởi dù câu Phật hiệu là tươi mát hay vọng tưởng là xấu xa thì tất cả cùng từ tâm ta mà sinh ra. Nếu muốn giết vọng tưởng cũng là giết chính mình.

Một khi niệm Phật có tạp niệm, cứ để tạp niệm ấy tự dứt, niệm một câu A Đà Phật có chánh niệm thì thành một chuỗi chánh niệm được ráp vào. Người dụng công phu tu tập đúng cách mới thật sự thấy thân tâm an lạc.

Nếu một người niệm Phật cố gắng loại bỏ những vọng tưởng của chính mình chẳng khác nào giống một vị thiền trong câu chuyện sau: Một thiền sư mỗi khi ngồi thiền lại thấy con nhền nhện rất to. Ông muốn giết nó đi nhưng trước khi giết, ông đến hỏi ý kiến thầy mình. Vị thầy nói rằng, mỗi khi ông ngồi thiền và thấy con nhện, ông muốn giết nó chỗ nào thì dùng mực đánh dấu vào đó. Vì thiền sư kia nghe lời thầy. Đến hôm sau, ông đến bạch thầy, sư phụ ông đã chỉ cho ông thấy vết mực ngay trên bụng của ông. Như vậy, nếu vị thiền sư không tham vấn thầy mình, không biết con nhện đấy thực ra cũng là do tâm mình biến hiện thì suýt chút nữa ông đã mất mạng.

*Bài viết chủ yếu dựa và bài Pháp thoại “Niệm Phật Nhất Tâm” của Đại Đức Thích Phước Tiến – Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì Tu viện Tường Vân – Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Một thoáng rạ rơm

(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Đọc thêm

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.

Khi người trẻ đơn độc trong tình yêu

Yêu trước ngày cưới kết thúc với 1 tỷ người xem. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, phim Yêu trước ngày cưới thu hút sự chú ý của khán giả không chỉ bởi diễn viên đẹp mà còn là những câu chuyện rất thật của người trẻ trong hành trình lập nghiệp và tình yêu…