Làm sâu sắc các nội hàm của Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Pháp Édouard Philippe trước hội đàm. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Pháp Édouard Philippe trước hội đàm. Ảnh: VGP
(PLO) - Chiều 2/11, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ đón Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 4/11. Sau Lễ đón, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đã tiến hành hội đàm tại Văn phòng Chính phủ.

Tại Hội đàm, hai nhà Lãnh đạo khẳng định quyết tâm chung làm sâu sắc các nội hàm của Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp, đáp ứng lợi ích và quan tâm chung của hai nước. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định hợp tác kinh tế tiếp tục là trụ cột ưu tiên trong quan hệ song phương và nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác, thúc đẩy các dự án trọng điểm mà hai bên đang triển khai cũng như trong việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu.

Thủ tướng Pháp E. Philippe khẳng định Pháp ủng hộ việc sớm ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) cũng như cam kết duy trì hợp tác phát triển cho Việt Nam trong thời gian tới. 

Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong phát triển chính phủ điện tử và hiện đại hóa quản trị hành chính nhà nước - một lĩnh vực hợp tác mới và triển vọng. Hai bên cũng thống nhất tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp hai nước tăng cường kết nối hợp tác kinh doanh đầu tư trong các lĩnh vực Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không – vũ trụ, y tế, khoa học – công nghệ, truyền thông, ứng phó với biến đổi khí hậu, đô thị thông minh. 

Hai bên khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giáo dục – đào tạo. Hai Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác an ninh – quốc phòng, thúc đẩy các cuộc thăm viếng của tàu quân sự Pháp tới Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.

Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hợp quốc, Cộng đồng Pháp ngữ; tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong phát triển quan hệ của Pháp với châu Á - Thái Bình Dương cũng như của Việt Nam với Liên minh châu Âu. Hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác trong ứng phó với thách thức toàn cầu, đặc biệt là ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Hai nhà Lãnh đạo nêu rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế; khẳng định cam kết duy trì tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Thủ tướng Pháp khẳng định mong muốn tăng cường vai trò của Pháp tại châu Á-Thái Bình Dương. 

Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thân mật tiếp Thủ tướng Pháp Édouard Philippe. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe chúc mừng Tổng Bí thư vừa được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước; bày tỏ ấn tượng sâu sắc về sự phát triển mạnh mẽ và đầy sức sống của Việt Nam; cho rằng hai nước Việt Nam - Pháp có mối quan hệ rất đặc biệt, gần gũi và gắn bó, với nhiều phát triển tích cực trong những năm qua; bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có những diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác hàng đầu ở châu Âu cũng như trên thế giới; mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp tích cực để hiện thực hóa các thỏa thuận đã ký kết trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua, cùng nhau nỗ lực duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ song phương, đồng thời tăng cường phối hợp với nhau tại các diễn đàn đa phương, cùng nhau đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị hai bên tạo mọi điều kiện để phát triển cộng đồng của nước này tại nước kia, xem đó là cầu nối rất quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước gắn kết ngày càng chặt chẽ; đề nghị Thủ tướng Édouard Philippe và Chính phủ Pháp tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp - một cộng đồng lâu đời và lớn nhất trong số các cộng đồng người Việt tại châu Âu, có gắn bó mật thiết với Việt Nam và luôn có đóng góp quan trọng cho quan hệ Việt Nam – Pháp. 

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.