Làm sao để tránh bị trục lợi khi đấu giá hạ tầng giao thông?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Lo ngại việc cho thuê, chuyển nhượng dễ phát sinh nguy  cơ xin cho, nhũng nhiễu, tiêu cực, cộng đồng DN cho rằng việc đưa ra một phương pháp xác định giá thuê, giá chuyển nhượng hợp lý, minh bạch sẽ giúp thu hút các DN tham gia thuê, nhận chuyển nhượng tài sản, đồng thời giảm nguy cơ bị lợi dụng để trục lợi.

Ủng hộ việc cho thuê, chuyển nhượng tài sản công như hạ tầng giao thông, thuỷ lợi để các DN tư nhân khai thác và vận hành giúp tài sản này được khai thác hiệu quả, mang lại nhiều giá trị gia tăng, tránh lãng phí, đồng thời cũng giúp tinh giản bộ máy Nhà nước, các DN và chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn xác định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi.

Xác định giá khởi điểm – áp dụng phương pháp nào?

Khoản 1 Điều 5 của Dự thảo quy định, giá khởi điểm cho thuê được tính theo phương pháp chi phí. Điều 7 của Dự thảo cũng quy định giá khởi điểm chuyển nhượng cũng được tính theo “giá trị còn lại của tài sản”.

Sau khi tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận thấy, đối với tài sản là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi thì phương pháp chi phí và giá trị còn lại không thực sự phù hợp.

Các tài sản như hạ tầng giao thông, thuỷ lợi có yếu tố địa tô chênh lệch rất lớn, doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của tài sản, mà ít phụ thuộc vào chi phí. Khi Nhà nước đầu tư các công trình hạ tầng, ngoài mục đích để tạo doanh thu, thì còn có nhiều các mục đích khác về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, thậm chí cả quốc phòng an ninh. Tình trạng hai công trình hạ tầng có chi phí đầu tư ngang nhau, nhưng do ở vị trí khác nhau nên doanh thu chênh lệch rất lớn.

Nếu áp dụng phương pháp chi phí để tính giá thuê, có thể sẽ dẫn đến tình trạng sẽ không có DN nào muốn tham gia đấu giá những tài sản tại khu vực vùng sâu vùng xa, hoặc những tài sản mới đi vào vận hành, các chi phí khấu hao, chi phí vốn vay còn lớn. Như vậy sẽ không bảo đảm mục tiêu thu hút tư nhân tham gia quản lý, vận hành hạ tầng giao thông, thuỷ lợi.

Do đó, các DN và chuyên gia đề nghị cân nhắc việc sử dụng phương pháp chi phí để định giá thuê, giá chuyển nhượng, mà nên sử dụng phương pháp doanh thu.

Sử dụng doanh thu dự kiến hay doanh thu thực?

Điều 5 của Dự thảo quy định về giá cho thuê đã sử dụng doanh thu thực. DN sẽ phải trả cho Nhà nước một tỷ lệ nhất định trên doanh thu thực mà DN có được từ việc quản lý tài sản.

Điều 7 của Dự thảo quy định về giá chuyển nhượng lại sử dụng doanh thu dự kiến. DN sẽ phải trả cho Nhà nước một số tiền được ấn định trước khi ký hợp đồng.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng doanh thu dự kiến hay doanh thu thực sẽ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các DN và chủ sở hữu tài sản công. Cụ thể, nếu áp dụng phương pháp doanh thu dự kiến, nếu thu được nhiều hơn dự kiến thì DN được hưởng toàn bộ, nếu thu ít hơn dự kiến thì DN cũng phải chịu toàn bộ. Theo phương pháp này, Nhà nước sẽ không cần phải giám sát doanh thu thực của doanh nghiệp, nhưng công tác tính toán, dự kiến giá thu sẽ phải được thực hiện chặt chẽ, thông qua dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp.

Nếu áp dụng phương pháp doanh thu thực, thì rủi ro của việc thu ít hơn hoặc cơ hội tăng thu sẽ được cả Nhà nước và DN san sẻ theo tỷ lệ thoả thuận trước. Theo phương pháp này, Nhà nước sẽ phải thực hiện việc giám sát doanh thu thực của DN thông qua các cơ chế báo cáo, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán… Phương pháp này còn có thể tạo ra động lực gian đối khi DN tìm cách khai báo giảm doanh thu để giảm số tiền phải nộp lại cho Nhà nước, hoặc gây tranh chấp khi có những khoản thu khó xác định.

Mỗi công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi có nhiều khoản thu khác nhau. Ví dụ, đối với DN khai thác hạ tầng sân bay thì ngoài các loại phí thu từ dịch vụ hàng không, còn có nhiều các khoản thu khác như phí dừng đỗ xe, vận tải mặt đất, cho thuê xe ô tô, cho thuê mặt bằng, bán lẻ, ăn uống, cho thuê văn phòng, quảng cáo,… Chẳng hạn, theo một báo cáo của Cục Hàng không dân dụng Hoa Kỳ năm 2013 thì doanh thu từ dịch vụ hàng không chỉ chiếm 55% tổng thu của các sân bay, 45% còn lại đến từ các dịch vụ phi hàng không.

Các khoản thu từ công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi có thể được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 là khoản thu do Nhà nước quản lý theo Luật Giá, Luật Phí và lệ phí; nhóm 2 là khoản thu theo nguyên tắc thị trường. Một số khoản thu do Nhà nước quyết định về mức giá như dịch vụ hàng không, dịch vụ cảng biển, dịch vụ thuỷ lợi… cần được áp dụng phương pháp chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Những khoản thu khác thì không cần thiết chia sẻ rủi ro.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần phải phân loại các khoản thu này để đưa ra phương pháp thu phù hợp.

Sau khi phân tích, VCCI đề nghị áp dụng phương pháp thu như sau: Đối với những khoản thu do Nhà nước quy định về mức giá, phí và có thể dễ dàng kiểm soát được sản lượng (như dịch vụ hàng không, dịch vụ cảng biển, dịch vụ thuỷ lợi…) thì áp dụng phương pháp doanh thu thực; Đối với những khoản thu theo cơ chế thị trường, khó kiểm soát sản lượng thì áp dụng phương pháp doanh thu dự kiến.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.