Làm sao để dạy trẻ đối mặt với “yêu râu xanh”

Việc dạy trẻ kỹ năng phòng chống XHTD là cần thiết, nhưng trách nhiệm bảo vệ trẻ em trước hết vẫn thuộc về người lớn (ảnh minh họa).
Việc dạy trẻ kỹ năng phòng chống XHTD là cần thiết, nhưng trách nhiệm bảo vệ trẻ em trước hết vẫn thuộc về người lớn (ảnh minh họa).
(PLO) - Cho con em đi học kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) là điều mà nhiều cha mẹ nghĩ đến khi ngày càng nhiều vụ việc diễn ra. Nhưng học và dạy như thế nào thì vẫn là câu hỏi khó trả lời bởi trước nay, Việt Nam chưa hề có tiêu chuẩn về vấn đề này. 

Biết tự thoát thân, biết từ chối, biết gọi người lớn

Chiều 14/3/2017, tại Trường Tiểu học An Hưng (Hà Đông, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em” với người chủ giảng là TS. Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tại buổi chia sẻ, TS. Thu Hương đặt tình huống một em học sinh bị một người lớn lạ mặt đến gần rồi bất ngờ ôm vào bụng rồi bế thốc đứa trẻ lên để chạy, TS. Thu Hương đặt câu hỏi cho các em: “Khi các em bị một người lạ mặt tiếp cận và ôm vào bụng cả từ phía trước và phía sau, các em sẽ làm gì? Cố gắng giãy giụa liệu có thoát thân được không các em? Không được, khi đó các em cần bình tĩnh và dùng hai chân đá thật mạnh vào đùi, bụng của kẻ xấu. Đồng thời cố gắng dùng hai bàn tay đấm hết sức vào hai bên mắt của kẻ xấu. Chỉ khi đó, kẻ xấu đau mắt không nhìn thấy gì thì mình mới vùng vẫy chạy khỏi đó để nhanh chóng thoát thân”.

“Nếu một ngày trên đường đi học về nhà một mình, các em gặp một người lạ mặt và cho em một đồ ăn như gói bánh, kẹo hay bất cứ thứ gì các em có được cầm không? Câu trả lời là tuyệt đối không các em nhé, bởi món đồ đó rất có thể là cái bẫy để dụ dỗ các em đi theo kẻ xấu đó. Hoặc giả định có một người lạ nói là bạn thân của bố mẹ cháu đến để đón cháu về, các em cũng tuyệt đối không được đi theo mà cần phải tìm đến sự trợ giúp từ những người lớn xung quanh như bác bảo vệ, chú công an…” - TS Vũ Thu Hương dặn dò các em học sinh…

Thờ ơ và nhiệt tình thái quá đều gây hại

Chương trình giáo dục kỹ năng của TS. Vũ Thu Hương là một trong rất nhiều chương trình đã và đang được mở ra sau một loạt vụ việc XHTDTE. Thực tế này cho thấy, đây là một nhu cầu chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên, vì trước nay Việt Nam chưa có hệ thống tiêu chuẩn cho kiểu chương trình này nên nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống XHTDTE đang tồn tại nhiều vấn đề cần nói. 

Thống kê của nhiều tổ chức xã hội cho thấy, có đến hai phần ba số trẻ bị xâm hại tình dục không dám chia sẻ nỗi đau của mình với gia đình, người thân. Việc giữ im lặng không những khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tâm lý nặng nề kéo dài, mà còn khiến quá trình tố cáo các hành vi xâm hại tình dục ra ánh sáng gặp nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia tâm lý, chính việc chưa hiểu rõ giá trị của bản thân cũng như chưa được đào tạo đến nơi đến chốn các kỹ năng phòng vệ đã khiến không ít trẻ trở nên hoảng loạn khi rơi vào tình huống có khả năng bị xâm hại. Điều này là có thật và một phần lỗi thuộc về công tác giáo dục. Thế nhưng thờ ơ, đó là những gì mà chuyên gia giảng dạy kỹ năng sống nhận thức được trước thái độ của một số cơ sở giáo dục về công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại.

Trao đổi với báo chí, PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến - Phó Trưởng khoa Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Văn Hiến nhận xét: “Dường như các cơ quan, các tổ chức xã hội vẫn chưa nhìn nhận một cách nghiêm túc về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, nhất là những kỹ năng bảo vệ, những kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, tình dục… Và trong các trường phổ thông, nếu như nơi nào được học các môn đó, nó giống như kiểu học để trả bài vậy”.  

Là người khởi xướng và đem chương trình giáo dục trẻ cách phòng chống xâm hại tình dục đến rất nhiều trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hơn 3 năm qua, TS. Tâm lý Lê Thị Linh Trang - Trưởng Khoa Đại cương, Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bên cạnh vấn đề nhận thức, áp lực sợ cấp trên khiển trách nếu chẳng may xảy ra sự cố khiến không ít trường “nói không” với chương trình hoàn toàn miễn phí này. Nhiều trường sợ trách nhiệm không dám thay đổi, nhưng cũng có trường thay đổi vì “bệnh thành tích” chứ chưa quan tâm mấy đến hiệu quả của các chương trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh…

Ngược với thờ ơ, nhiệt tình thái quá dễ gây hại, đó là cảm xúc của bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA). Theo bà Vân Anh, hiện nay có rất nhiều chương trình giáo dục kỹ năng chống xâm hại tình dục cho trẻ em nhưng các bậc phụ huynh cần tỉnh táo, xem trước chương trình trước khi cho con học . Vì có những lớp học có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. 

“Cha mẹ  nên trả lời các câu hỏi sau để tìm ra nội dung học phù hợp: Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là người quen hay lạ với trẻ em? Thủ đoạn kẻ xâm hại tình dục trẻ em là gì? Trong trường hợp nào thì trẻ em - nạn nhân bị xâm hại tình dục bị giết chết?” – bà Vân Anh lưu ý. Cách đặt vấn đề của bà Vân Anh hoàn toàn có lý bởi thực tế cho thấy phần lớn thủ phạm của những vụ xâm hại tình dục trẻ em lại là người quen, đây cũng chính là nguyên nhân khiến hành vi phạm tội diễn ra trong một thời gian dài mới bị phát hiện. Và thủ đoạn của thủ phạm thường là dụ dỗ trẻ em bằng quà, kẹo, tiền… Trong một số trường hợp, nạn nhân đã bị thủ phạm sát hạt khi có hành động chống cự hoặc nói ra ý định sẽ tố cáo với người thân. 

Đồng quan điểm TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho rằng, cách dạy trẻ em sử dụng vũ lực để đối phó với thủ phạm XHTD có thể đẩy các em vào nguy cơ bị bạo hành nghiêm trọng, bị đánh đập, thậm chí bị thủ tiêu. Ngay cả đối với người lớn, cách đối phó như vậy cũng không được khuyến khích.

Ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Đừng “trao” cho con trẻ trách nhiệm tự bảo vệ mình

Khi vấn nạn xâm hại tình dục xảy ra nhiều như hiện nay thì nhu cầu của cha mẹ tìm đến các lớp học kỹ năng hướng dẫn phòng chống XHTD TE là chính đáng và cần thiết. Về phía những người cung cấp dịch vụ đa phần là đều có tấm lòng và xuất phát từ mong muốn trẻ em được sống trong môi trường an toàn. Nhưng cũng không loại trừ những đối tượng lợi dụng nhu cầu xã hội này để trục lợi. Bên cạnh đó có những đối tượng cung cấp dịch vụ một cách ngộ nhận, tức là họ nghĩ họ có năng lực cung cấp dịch vụ nhưng thực ra họ không có đủ năng lực. 

Hiện nay tôi được biết có một số dịch vụ cung cấp kỹ năng cho trẻ em chưa thực sự chuẩn, ít nhiều mang tính cực đoan, trên mạng xuất hiện trường hợp trẻ em đi học võ  để tự bảo vệ mình trước kẻ xâm hại. Chúng tôi nghĩ thế võ, miếng võ đó là cần nhưng chưa đủ, mà cần kiến thức rộng hơn, đầy đủ và toàn diện hơn. Vì thế để con em có kiến thức phòng chống XHTD TE thì cha mẹ, trường học, thầy cô giáo phải tăng cường, giám sát trẻ, đừng đổ lên đầu trẻ em, vì trẻ em không thể nào tự bảo vệ mình được một cách đủ cho dù được học kỹ năng như thế nào đi nữa. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trước hết thuộc về người lớn. 

Mặt khác, vì chúng ta chưa có một hệ thống tiêu chuẩn nào để làm thước đo cho hoạt động này cho nên chúng tôi có lời khuyên cho các bậc cha mẹ là nên tìm hiểu kỹ dịch vụ trước khi tham gia. Ở góc độ quản lý nhà nước, các cơ quan trong đó có Bộ LĐTBXH, các cấp chính quyền cần tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với các dịch vụ đặc biệt là dịch vụ có thu phí ở ngoài và trong trường học. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam:

Triển khai nhiều cách để tăng cường nhận thức cho cả phụ huynh và trẻ em

Với mong muốn xử lý triệt để vấn đề XHTDTE từ gốc rễ, ngay tháng 3/2017 Hội LHPN Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GDĐT về việc đưa nội dung bình đẳng giới, xâm hại trẻ em vào chương trình ngay từ bậc tiểu học. Ngoài ra, Hội còn có kế hoạch để đưa chương trình giáo dục về vấn đề này trên truyền hình nhằm tăng cường nhận thức cho cả trẻ nhỏ và các bậc phụ huynh. Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian tới.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.