“Làm sạch” quy phạm để pháp điển lĩnh vực thuế XNK

Cục trưởng Đồng Ngọc Ba phát biểu tại Hội thảo.
Cục trưởng Đồng Ngọc Ba phát biểu tại Hội thảo.
(PLO) - Hôm qua (26/10), được sự hỗ trợ của Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN giai đoạn 2015 – 2020, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đối thoại về những vấn đề pháp lý phát sinh qua hoạt động pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) trong lĩnh vực thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK).

Bộ pháp điển sẽ lan tỏa được giá trị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Đồng Ngọc Ba cho biết, trong 20 qua, chúng ta đạt được nhiều thành công trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trọng tâm là pháp luật kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập mà một giải pháp khắc phục mới nhất chính là pháp điển. Qua pháp điển, hàng chục nghìn văn bản quy phạm cấp Trung ương (trừ Hiến pháp) trở thành một văn bản duy nhất là Bộ pháp điển điện tử bao gồm với 45 chủ đề, 265 đề mục, trong đó đề mục thuế XK, thuế NK. 

Thấu hiểu nhu cầu được biết trọn vẹn một vấn đề được quy định ở đâu của những người áp dụng pháp luật nhưng ông Ba cho rằng, kỹ thuật lập pháp hiện hành đa phần chưa làm được như vậy, dẫn đến khó khăn cho người đọc. Cụ thể, đối với đề mục thuế XK, thuế NK, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật Thuế XK, thuế NK năm 2016 và 23 văn bản hướng dẫn từ Nghị định, Thông tư, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cùng hàng trăm các văn bản khác liên quan như Luật Hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn, các quy định về quản lý ngoại thương… Tuy nhiên, bằng kỹ thuật pháp điển, các quy phạm trong lĩnh vực này và hàng trăm lĩnh vực khác sẽ được sắp xếp để dễ tiếp cận, dễ đọc, dễ hiểu, đặc biệt là để hiểu thống nhất. 

Do đó, theo ông Ba, những quy định đưa vào Bộ pháp điển phải là những quy định còn hiệu lực. Đáng chú ý là về mặt nguyên tắc, chúng là những quy phạm “sạch” vì trước khi pháp điển đã trải qua quá trình rà soát kỹ lưỡng, về cơ bản không có vấn đề về tính hợp hiến, hợp pháp, nhất là thông tư, nếu phát hiện ra những quy định không phù hợp, chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí trái pháp luật thì phải xử lý để bảo đảm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Với kết quả pháp điển này, mong muốn lớn nhất của ông Ba là Bộ pháp điển sẽ dần dần trở nên quen thuộc, lan tỏa được giá trị ra xã hội và đến một lúc nào đó, người dân, các cơ quan, tổ chức sẽ dùng Bộ pháp điển thay vì đọc các văn bản nguồn. 

Bảo đảm các quy định về một vấn đề không bị “vênh”

Giới thiệu về Luật Thuế XK, thuế NK năm 2016, đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính) đã điểm lại rất nhiều nội dung mới của Luật và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Từ khi có hiệu lực thi hành đến nay, Luật đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế XK, thuế NK, là hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân, DN thực hiện thông suốt các hoạt động XK, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước trong thực hiện cải cách hành chính, từng bước cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia; thực hiện cơ chế quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tuy nhiên, một số ý kiến tại Hội nghị thẳng thắn phản ánh, theo quy định của pháp luật và thực tiễn tổ chức thi hành vẫn còn những vướng mắc phát sinh. Điển hình như bất cập của pháp luật trong hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XK, NK mặt hàng kem trị mụn trứng cá (thuế NK rất khác nhau khi phân loại kem trị mụn trứng cá là dược phẩm hay mỹ phẩm); hay bất cập trong việc lấy các ví dụ tại hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế dẫn đến hiểu và áp dụng không đúng quy định, thậm chí ban hành công văn có chứa QPPL (trong vụ việc liên quan đến hàng hóa có trị giá tài nguyên khoáng sản có chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì lấy ví dụ là clinker xi măng).

Trên cơ sở đó, các đại biểu đề nghị các cơ quan nhà nước trong quá trình tham mưu xây dựng pháp luật trong nước cũng như phục vụ tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cần tiến hành rà soát các quy định của pháp luật hiện hành ở tất cả các lĩnh vực có liên quan, bảo đảm không “vênh” giữa các quy định, các thỏa thuận về cùng một vấn đề. Việc này không chỉ giúp thuận tiện trong việc triển khai thi hành pháp luật trên thực tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN khi tham gia hoạt động đầu tư, thương mại, thu hút đầu tư từ nước ngoài trong bối cảnh đất nước tham gia nhiều hiệp định thương mại trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là việc làm thiết thực góp phần vào thành công của công tác pháp điển đối với đề mục thuế XK, thuế NK nói riêng và Bộ pháp điển nói chung. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).