Làm rõ tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ

Quang cảnh Hội thảo. (Nguồn ảnh: Báo Người lao động)
Quang cảnh Hội thảo. (Nguồn ảnh: Báo Người lao động)
(PLVN) - Ngày 29/1, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ”.

Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT cho biết, Việt Nam là một trong số nước có mức tiêu thụ rượu, bia và đồ uống có cồn đứng vào loại cao trên thế giới. Đối tượng thường sử dụng rượu, bia rất đa dạng, có đủ các thành phần trong xã hội từ nông dân, công nhân, công chức, trí thức. Đáng chú ý, tỷ lệ người đã từng sử dụng rượu, bia ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên và nữ giới ở nước ta đang tăng nhanh và ở mức rất cao…

Đại tá Nguyễn Quang Nhật dẫn chứng, năm 2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 770.679 trường hợp người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ mà trong cơ thể có nồng độ cồn. Trung bình mỗi ngày lực lượng CSGT phát hiện, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Gần đây nhất, trong 15 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Giáp Thìn 2024, lực lượng CSGT đã phát hiện, xử lý 40.806 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (trung bình mỗi ngày xử lý hơn 2.700 trường hợp vi phạm)…

Phát biểu tại Hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục CSGT nêu rõ, tác hại của việc sử dụng rượu, bia là rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế, giáo dục, giao thông và làm gia tăng các vấn đề xã hội. Qua 4 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, bước đầu đã đạt được kết quả tích cực.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, ngay từ khi có hiệu lực, Nghị định 100/2020/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt đã tạo được hiệu ứng, lan tỏa đến các tầng lớp Nhân dân. Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT cả nước đã đồng loạt thực hiện quyết liệt việc kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có ngày nghỉ”; qua đó bước đầu đã hình thành thói quen của người tham gia giao thông “đã uống rượu, bia không lái xe”. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người tham gia giao thông trong cơ thể có nồng độ cồn. Cá biệt, vẫn xuất hiện những vụ tai nạn liên hoàn, làm chết và bị thương nhiều người, gây tai nạn rồi bỏ chạy, chống lại người thi hành công vụ…, xuất phát từ nguyên nhân người lái xe có nồng độ cồn trong cơ thể.

Phó Cục trưởng Cục CSGT Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh, loại bỏ những nếp nghĩ cũ, thói quen xấu, trong đó có hành vi điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia là điều rất cần thiết. Đây là tiền đề để hình thành thói quen tốt của người tham gia giao thông và tiến tới xây dựng văn hóa giao thông.

Từ các cơ sở khoa học, thực tiễn đánh giá tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là tác hại rượu, bia đến an toàn giao thông đường bộ, trật tự, an toàn xã hội, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, trong đó có việc hoàn thiện dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đa dạng hóa hình thức xử phạt như: trừ điểm bằng lái, phạt lũy tiến, buộc học và thi lại bằng lái xe, lao động công ích, treo bằng, tịch thu bằng, buộc lắp thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe, tạm giữ xe và nếu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể phạt tù... Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị cần tăng nặng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.