Làm rõ hơn thẩm quyền tổ chức thi hành án giữa cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại

Toàn cảnh buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật Thi hành án dân sự (THADS) (sửa đổi).

Theo báo cáo tại phiên họp, Luật THADS được Quốc hội thông qua năm 2008. Sau 15 năm thi hành, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Luật THADS đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương xã hội hoá một số hoạt động THADS theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX, Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 và Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định Thừa phát lại; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Theo đó, Thừa phát lại đã hoạt động từ năm 2008, từng bước đi vào đời sống xã hội. Tuy nhiên, kết quả về hoạt động THADS của Thừa phát lại còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước, nhất là yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS phát biểu tại phiên họp.

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS phát biểu tại phiên họp.

Theo dự thảo Luật, về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ của Thừa phát lại, dự thảo quy định khi tổ chức thi hành án, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án cơ bản như Thủ trưởng cơ quan THADS, trừ thẩm quyền ra quyết định THA và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính.

Thừa phát lại có nhiệm vụ, quyền hạn như Chấp hành viên, trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với việc áp dụng biện pháp cưỡng chế có huy động lực lượng, dự thảo đưa ra 02 phương án.

Thứ nhất là trong trường hợp cưỡng chế THA cần huy động lực lượng, Văn phòng Thừa phát lại lập kế hoạch cưỡng chế; có văn bản gửi Thủ trưởng cơ quan THADS nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, kèm theo hồ sơ THA để Thủ trưởng cơ quan THADS xem xét, ra quyết định cưỡng chế THA và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế THA.

Thứ hai là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA, bao gồm cả các trường hợp cưỡng chế có huy động lực lượng.

Phát biểu tại phiên họp, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đồng tình với phương án 1, bởi lẽ, Thừa phát lại là một thiết chế tư, việc xã hội hóa THA không đồng nghĩa với việc chuyển giao toàn bộ thẩm quyền nhà nước cho tổ chức tư nhân. Đặc biệt, cưỡng chế là vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu và quyền công dân, phải do cơ quan có thẩm quyền nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.

Bên cạnh đó, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ cho rằng, nếu trao thêm thẩm quyền cưỡng chế cho Thừa phát lại, về bản chất sẽ không còn sự phân biệt giữa cơ quan THADS và Thừa phát lại, dẫn đến việc tồn tại song song hai thiết chế – một công, một tư – nhưng chức năng không khác biệt.

Tuy nhiên, ông cũng đề nghị phương án 1 cần được hoàn thiện về cơ chế thực hiện, nhất là trong việc xác định trách nhiệm. Cần làm rõ nếu Thừa phát lại đề nghị cưỡng chế mà cơ quan Thi hành án không ra quyết định thì xử lý ra sao, hoặc nếu phát sinh vi phạm từ quyết định cưỡng chế thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Những điểm này hiện vẫn chưa được quy định rõ trong dự thảo luật.

Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thừa phát lại Hà Nội đồng tình với phương án hai, vì phương án này trao thẩm quyền đầy đủ và phù hợp cho Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Tuy nhiên, ông Lạng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ hơn thẩm quyền tổ chức THA giữa cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại trong việc ra quyết định THA và quyết định cưỡng chế.

Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thừa phát lại Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thừa phát lại Hà Nội.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đưa ra một số góp ý để hoàn thiện dự thảo, bảo đảm tính phù hợp, khả thi hơn như: cần áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào xây dựng cơ sở dữ liệu, liên thông khi giải quyết các vấn đề có liên quan nhằm xử lý công việc nhanh và chính xác hơn; bổ sung những quy định mang tính nguyên tắc, tính khung về mô hình hoạt động của Thừa phát lại; bổ sung quy định về số lượng, tiêu chuẩn, tiêu chí thành lập văn phòng Thừa phát lại…

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc xây dựng dự thảo Luật THADS (sửa đổi). Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật và hoàn thiện hồ sơ. Về sự phù hợp với chính sách, Thứ trưởng đề nghị vấn đề về Thừa phát lại cần làm rõ hơn để đánh giá tác động, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú kết luận phiên họp.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú kết luận phiên họp.

Dự thảo Luật cơ bản phù hợp với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung thêm nội dung đánh giá sự phù hợp của dự thảo Luật với Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban chấp hành Trung ương 11 khoá XIII liên quan đến sắp xếp bộ máy, Kết luận số số 155-KL/TW ngày 17/5/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025.

Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật, Thứ trưởng đề nghị rà soát lại đầy đủ các nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua.

Ngoài ra, về đảm bảo an ninh quốc phòng cần lưu ý vấn đề phát sinh khi thực hiện biện pháp cưỡng chế THA, cần có đánh giá thêm về vấn đề đảm bảo an ninh. Liên quan đến nội dung về phân cấp, phân quyền, Thứ trưởng đề nghị phải làm rõ trách nhiệm và gia tăng thẩm quyền của Chấp hành viên, làm rõ mối quan hệ của Chấp hành viên với Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi

Các đại biểu tại Tổ 13 thảo luận về dự án Luật.
(PLVN) - Sáng 23/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Qua thảo luận, các đại biểu bày tỏ hoàn toàn tán thành sự cần thiết ban hành Luật; nhấn mạnh, đây là một bước đi đúng đắn, cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khánh Hòa tiên phong hoàn thành kết nối hệ thống hộ tịch điện tử theo mô hình chính quyền hai cấp

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
(PLVN) - Khánh Hòa vừa ghi dấu ấn nổi bật khi trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn tất kiểm thử tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là kết quả thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự phối hợp hiệu quả và quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cải cách hành chính theo định hướng của Trung ương và Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết về xử lý vướng mắc do pháp luật trình Quốc hội thông qua

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cuối phiên họp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật: Kiến nghị đẩy sớm thời gian có hiệu lực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 23/6
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết với các nội dung như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày Quốc hội thông qua để các cơ quan có đủ thời gian tập trung cho công tác rà soát, xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi khảo sát. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Qua thực tiễn triển khai công tác thi hành án dân sự từ năm 2020 đến hết tháng 3/2025 cho thấy, còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh những nguyên nhân như đội ngũ chấp hành viên, công chức thi hành án thiếu so với yêu cầu, còn hạn chế về trình độ, năng lực, cơ sở vật chất chưa bảo đảm… thì còn một nguyên nhân từ một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật liên quan chưa thống nhất, thiếu tính khả thi.

Xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay một số vướng mắc, bất cập trong các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có tính cấp bách; bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Ngọc và đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan, đơn vị.

Tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực hoàn thành các mốc tiến độ cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đi kiểm tra thực địa tại các hạng mục chính của dự án.
(PLVN) -Ngày 26/5, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào 15/7/2025 và hướng đến khai thác chính thức từ 1/1/2026.

Cục Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư pháp Cao Xuân Thủy tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Đảng bộ Cục Kế hoạch – Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Chiều 20/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, với phương châm Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cục Kế hoạch – Tài chính đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái – Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp.

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
(PLVN) -Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu trong lĩnh vực tư pháp.