Làm không dễ như nói

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh từ internet)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh từ internet)
(PLO) - Vừa rồi, truyền thông ở Mỹ tung tin là tổng thống nước này Donald Trump có ý định rút nước Mỹ ra khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhưng rồi sau đó, chính ông Trump lại quả quyết rằng “không nói đến việc đưa nước Mỹ ra khỏi WTO”. 

Không có lửa thì không có khói. Truyền thông ở Mỹ không nguỵ tạo thông tin này mà viện dẫn thông tin từ những cộng sự thân cận của ông Trump. Nếu nhìn vào những phát biểu của ông Trump về WTO thì việc người này có ý định rút nước Mỹ ra khỏi WTO thậm chí còn là chuyện rất lô gic chứ không có gì là bất ngờ.

Trong nhận thức, ông Trump luôn coi WTO là sản phẩm và công cụ của các đối tác bên ngoài nhằm gây thiệt hại cho Mỹ về kinh tế và thương mại nên thường xuyên sử dụng ngôn từ nặng nề để phê phán WTO. Ngoài ra cũng còn phải nói rằng ông Trump chủ trương giảm cam kết, tham gia và hoạt động của Mỹ ở các thể chế quốc tế cũng như thoả thuận đa phương.

Trị vì nước Mỹ chưa đầy một năm rưỡi, ông Trump đã rút nước Mỹ ra khỏi hiệp ước của (LHQ) về bảo vệ khí hậu trái đất, ra khỏi thoả thuận về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ra khỏi tổ chức UNESCO và Hội đồng nhân quyền của LHQ cũng như ra khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. Ông Trump tin tưởng đến mức cuồng tín vào chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch nên không thể thân thiện được với tổ chức theo đuổi mục tiêu tự do hoá mậu dịch trên bình diện toàn thế giới như WTO.

Trong trường hợp WTO, việc rút ra khỏi tổ chức này không đơn giản đối với nước Mỹ như trong những trường hợp nói trên đối với ông Trump. Đây là chuyện tham gia của một quốc gia vào một tổ chức quốc tế theo quy trình kết nạp riêng chứ không dễ dàng có thể được tham gia trở lại như đối với tổ chức UNESCO hay Hội đồng nhân quyền của LHQ. Đây là chuyện tham gia hoạch định luật chơi trên lĩnh vực thương mại mà Mỹ dễ dàng gặp phải nguy cơ bị cô lập và bị thiệt hại. Ấy là còn chưa kể đến việc quyết định chuyện này ở nước Mỹ thuộc quyền của quốc hội chứ không phải trong quyền của ông Trump.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.