Làm giả khẩu trang y tế, nước rửa tay có thể bị phạt tới 9 tỷ đồng

Hình chỉ có tính minh họa.
Hình chỉ có tính minh họa.
(PLVN) - Tại cuộc họp ngày 7/2 vừa qua, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, có hiện tượng thu gom khẩu trang y tế đã sử dụng để bán lại và làm giả nước sát khuẩn, nước rửa tay. Theo Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội, điều này rất nguy hiểm vì gây mất an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự.

Chiều 6-2, cơ quan CSĐT- CAT Thái Bình kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất của Công ty Thiên Y Việt ( ở đường Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình). Tại đây, tổ công tác phát hiện 1 xe ôtô chở 14 thùng carton dán kín, mỗi thùng có chứa 30 chai dung dịch màu trắng ghi nhãn hiệu Rencide III – nước xịt tay sạch khuẩn được sản xuất bởi Công ty Thiên Y Việt không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc sản phẩm.

Kiểm tra kho hàng, lực lượng chức năng phát hiện trên 6.400 chai chứa dung dịch loại 100ml, 500ml chưa dán tem nhãn, gần 1000 chai loại 100ml, 150 ml, 500ml dán tem, nhãn nhãn hiệu Rencide, Hand sanitizer. Ngày 8-2, Sở Y tế Thái Bình cho biết, việc sản xuất các sản phẩm nước rửa tay trên của Công ty Thiên Y Việt là không đúng quy định của pháp luật. Do vậy, lực lượng chức năng đã đình chỉ các hoạt động cơ sở sản xuất của Công ty này. Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Trước đó, ngày 3-2, tại khu vực Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, tổ công tác của C03 phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra 1 xe tải do Vũ Văn Khoa là chủ xe, phát hiện 25.000 khẩu trang y tế không có hóa đơn, chứng từ, xuất xứ nguồn gốc.

ảnh 1

Trong mùa dịch, nhu cầu về khẩu trang y tế, nước rửa tay luôn ở mức cao

Liên quan đến các sự việc trên, Luật sư Lê Hồng Vân cho rằng, khẩu trang y tế là sản phẩm chỉ sử dụng một lần, và tiêu hủy theo chế độ rác thải y tế độc hại, không tái sử dụng. Nếu người dân phải khẩu trang y tế đã qua sử dụng về dùng lại là rất nguy hiểm bởi từ đây nguồn bệnh sẽ lây lan nếu không được xử lý tiệt khuẩn. 

Tương tự, với sản phẩm nước sát khuẩn, nếu sản phẩm này không đảm bảo chất lượng sẽ không có tác dụng phòng chống dịch bệnh, đe dọa sự an toàn về sức khỏe, tính mạng người dân.

Do vậy, theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân ó hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hình sự, Điều 192 BLHS 2015 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì bị phạt tiền từ 100 triệu-1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại khoản 3 sẽ bị phạt tù từ 7-15 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc này thì bị phạt tiền từ 1-9 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng-3 năm, thậm chí bị đình chỉ vĩnh viễn…

Cũng theo Luật sư Hồng Vân, tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đứng đắn.

Sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký, hoặc nhái lại kiểu dáng của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền...Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

Do đối tượng sản xuất hàng giả có các phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, người tiêu dùng khó có thể phân biệt hàng thật - giả bằng mắt thường nên để tránh "tiền mất, tật mang", trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp người dân nên mua khẩu trang y tế, nước sát khuẩn trong nhà thuốc có số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, không nên mua hàng bày bán trôi nổi trên thị trường.

Đọc thêm

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.