Làm gì trong ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn để cả năm may mắn, thuận lợi, hanh thông?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo quan niệm dân gian, ngày đầu năm mới hết sức quan trọng vì được xem là “dông” cả năm. Chính vì vậy, vào ngày mùng 1 Tết cần chú ý những việc làm sau để hút tài lộc, may mắn, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình.

Thắp hương tưởng nhớ tổ tiên ngày 1 Tết

Tưởng nhớ tổ tiên là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Bởi có cha mẹ, ông bà những người đã sinh thành ra ta thì mới có ta ngày hôm nay. Nếu không nhờ sự chăm sóc, dưỡng dục của họ làm sao ta có thể khôn lớn như bây giờ.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, việc đầu tiên bạn cần làm là thắp hương cúng tổ tiên và xin họ phù hộ cho một năm mới bình an và may mắn. Đây là một tín ngưỡng tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời này. Điều này hoàn toàn không phải mê tín dị đoan. \

Thắp hương giúp chúng ta có niềm tin vào tổ tiên, hy vọng người thân luôn ở bên cạnh bảo hộ chúng ta trong những lúc gặp khó khăn, cũng như những lúc chúng ta gặp may mắn sẽ cùng chứng kiến với chúng ta.

Khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên ngày mùng 1 Tết thì nên thắp hương theo số lẻ là đẹp nhất. Không thắp hương theo số chẵn vì đây không phải là số đẹp. Đây là quan niệm là của người dân Việt Nam.

Đi lễ chùa đầu năm

Người Việt hay đi lễ chùa vào sáng mùng 1 Tết để cầu bình an và sung túc cho năm mới.
Người Việt hay đi lễ chùa vào sáng mùng 1 Tết để cầu bình an và sung túc cho năm mới.

Đi lễ chùa hái lộc trong ngày đầu năm mới là hoạt động mà các Phật tử thường làm trong sáng ngày mùng 1 Tết. Đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh trong ngày Tết của người Việt. Các chùa thường mở cửa để người dân vào xin quẻ và hái lộc vào sáng ngày mùng 1.

Sau khi lễ chùa, mọi người thường gieo quẻ để xem một năm mới chúng ta sẽ đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống, hay gặp những khó khăn gì để khắc phục. Gieo quẻ là một tín ngưỡng của người dân Việt Nam, để giúp chúng ta có thêm những niềm tin cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Đi chùa hái lộc đầu năm cũng là dịp để bạn vãn cảnh, thư giãn sau một năm làm việc mệt mỏi. Trải qua một năm cố gắng, nỗ lực làm việc, vùi mình vào trong công việc không có thời gian nghỉ, thì có lẽ đây là dịp hiếm thấy để cả nhà có dịp nghỉ ngơi cùng nhau, cùng nhau đi ngắm cảnh sắc thiên nhiên, cây cối, nét đẹp của Việt Nam mà bấy lâu nay chúng ta đã vô tình lãng quên đi. Đây cũng là lúc các thiếu nữ khoe dáng trong tà áo dài bên những cây phát lộc để xin lộc cho một năm nhiều bình an và may mắn.

Tảo mộ đầu năm

Tảo mộ cũng là một trong những việc nên làm để tưởng nhớ ông bà tổ tiên ngày mùng một Tết.
Tảo mộ cũng là một trong những việc nên làm để tưởng nhớ ông bà tổ tiên ngày mùng một Tết.

Ngoài thắp hương tưởng nhớ tổ tiên, nhiều gia đình còn đi tảo mộ vào sáng mùng 1 Tết để tỏ lòng hiếu thảo. Đây cũng là dịp để cả gia đình tưởng nhớ về nguồn cội, biết ơn những người đã khuất và cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình trong năm mới.

Ai cũng có nguồn để thắp hương thờ cúng, vì vậy hãy thể hiện lòng hiếu thảo của mình bằng việc dọn mồ mả đón tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Việc dọn dẹp mộ tổ tiên cho sạch đẹp cũng là việc quan trọng nên làm vào mùng 1 Tết, bởi điều này giúp chúng ta tưởng nhớ, ghi nhớ công lao sinh thành của những người có công dưỡng dục đối với chúng ta. Đây sẽ là điểm tựa tinh thần cho một năm mới bình an, hạnh phúc.

Chúc Tết ngày đầu năm

Bên cạnh việc đi chùa đầu năm thì tục chúc Tết mùng 1 cũng là một trong những truyền thống đẹp của người Việt Nam vào sáng mùng 1 Tết.
Bên cạnh việc đi chùa đầu năm thì tục chúc Tết mùng 1 cũng là một trong những truyền thống đẹp của người Việt Nam vào sáng mùng 1 Tết.

Những lời chúc Tết hay đến người thân là điều mà người thân, bạn bè luôn muốn được nghe trong ngày đầu năm mới. Việc gửi đến nhau những lời chúc tết may mắn, thành tâm giúp gắn kết tình yêu thương giữa anh em người thân thiết với nhau.

Bên cạnh đó, việc đến nhà nhau chúc tết cũng là tục lễ không thể thiếu trong những ngày năm mới đầu xuân, là dịp để chúng ta ngồi lại cùng nhau tâm tình, chia sẻ về những việc đã qua trong năm cũ, nói về dự tính tương lai, kế hoạch trong năm tiếp theo.

Mừng tuổi người già và trẻ con

Mừng tuổi trong ngày đầu năm là một tập tục lâu đời của người Việt trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết.
Mừng tuổi trong ngày đầu năm là một tập tục lâu đời của người Việt trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết.

Lì xì ngày đầu năm là phong tục lâu đời của người Việt Nam vào sáng mùng 1 Tết Những lời chúc tốt đẹp nhất và bao lì xì cho nhau đã trở thành một phong tục truyền thống trong ngày Tết của Việt Nam. Đây là quan niệm truyền thống của Việt Nam về ngày mới đầu năm.

Lì xì năm mới thay cho lời chúc tài lộc, may mắn mà ông bà, cha mẹ dành cho con cháu, hay lời chúc sức khỏe của con cháu đối với ông bà, cha mẹ… là những thứ mà bạn bè dành tặng nhau như một lời chúc sức khỏe và thịnh vượng trong năm mới. Với khởi đầu thuận lợi này, hy vọng chúng ta sẽ có một năm thật vui vẻ, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Mua muối đầu năm

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là một trong những tập tục truyền thống trong dân gian. Theo quan niệm trước đây, muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn, tình cảm ấm áp trong các mối quan hệ gia đình, người thân.

Đầu năm mua muối cũng là hành động để cầu mong cho gia đình cả năm yên ấm, thuận hoà, nồng nàn tình cảm giữa ông bà, cha mẹ với các con cháu hoặc giữa các anh chị em với nhau.

Không dừng lại ở ý nghĩa đó, muối cũng được xem là thứ có thể đem lại may mắn cho con người, tẩy bỏ đi những đen đủi, xú uế của năm cũ, xua đuổi những điều không hay.

Xông đất đầu năm

Xông đất là việc mà nhà nào cũng làm trong buổi sáng mùng 1 Tết. Người Việt ta thường tin rằng người đầu tiên xông đất nhà mình sẽ là người mang lại may mắn, bình an và phú quý đến cho nhà trong năm mới. Vì thế mà có nhiều nhà thường chọn người để xông đất nhà mình. Người xông đất phải là người có tuổi đẹp hợp với năm đó và hợp với mệnh của chủ nhà.

Mặc đồ màu đỏ ngày mùng 1 Tết

Người Việt quan niệm rằng màu đỏ là màu tượng trưng cho may mắn, vui tươi và sung túc. Chính vì thế, trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết, người ta tin rằng việc mặc 1 bộ đồ có màu đỏ sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui và may mắn trong năm mới.

Ngoài những bộ đồ màu đỏ, bạn cũng thấy người Việt ta còn hay treo những câu đối, những món đồ trang trí có màu đỏ trong nhà để cầu bình an và may mắn. Ngoài những bộ đồ màu đỏ thì bạn nên mặc những bộ đồ có màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang và tài lộc hay những bộ đồ có màu xanh là màu của bình an và hạnh phúc… trong ngày đầu năm mới.

Ăn những món ăn mang lại may mắn

Người Việt ta thường hay quan niệm rằng việc ăn bánh chưng trong ngày đầu năm sẽ mang lại thật nhiều may mắn cho cả nhà trong năm mới. Bởi vì bánh chưng là món ăn tượng trưng cho đất, nơi mang lại thức ăn, nước uống, sản vật… cho con người.

Ngoài bánh chưng, dân ta còn có nhiều món ăn mang lại nhiều điều tốt đẹp trong ngày Tết như bánh tét, bánh dầy, đậu đỏ, ngũ quả…

Khai bút đầu xuân

Tục khai bút ban đầu dành cho tầng lớp nho sinh, quan lại phong kiến dần trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Ngày đầu xuân, mở trang giấy trắng, viết vài dòng cảm nghĩ hay làm một bài tập nào đó trở nên quen thuộc với bất kỳ cô cậu học sinh nào.

Người lớn cũng nên duy trì thói quen tốt đẹp mỗi dịp năm mới để lấy may, để cầu mong một năm thuận lợi cho con đường sự nghiệp, công việc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đẹp mãi những vần thơ viết về Bác

Tên tuổi của nhiều nhà thơ đã gắn liền với các thi phẩm mang tên Bác. (Nguồn: bqllang.gov.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một đề tài lớn trong thi ca Việt Nam. Có rất nhiều tác giả đã sáng tác những vần thơ mang tên Bác để lại cảm xúc, rung động mãnh liệt cho các thế hệ người Việt Nam.

Khách quốc tế mê mẩn 'phượt' cung đường Hà Giang

Hình ảnh núi non Hà Giang. (Ảnh: Hồ Gia Bảo)
(PLVN) - Nhắc đến Hà Giang, có lẽ đọng lại trong nhiều du khách là hình ảnh núi non hùng vĩ, là dòng sông Nho Quế xanh ngắt, hay là những cung đường đèo khúc khuỷu đầy tính thử thách... Mảnh đất này đã và vẫn đang là điểm đến mà nhiều du khách quốc tế muốn chinh phục.

Về làng Yên Thái xem nghề làm giấy cổ xưa

Đãi, lọc bột dó. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Làng Yên Thái từ thế kỷ 15 đã vang danh khắp chốn với nghề làm giấy dó truyền thống như một niềm tự hào của người dân Kẻ Bưởi. Trải qua nhiều công đoạn chế tác thủ công cầu kỳ, phức tạp, đôi tay tài hoa của người thợ Việt đã làm ra thành những tờ giấy nhẹ như bấc, mềm như lụa, óng như tơ, mảnh mai, tinh tế. Người xưa đã dùng giấy dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng nó cho việc viết sắc phong. Đặc biệt, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên giấy dó vùng Bưởi.

Trò chuyện với người viết quyển sách 'Lòng nhân ái của Bác Hồ'

Tác giả Trần Đình Việt giao lưu với Viện Khoa học hình sự miền Trung về tác phẩm “Lòng nhân ái của Bác Hồ”. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Với tác giả Trần Đình Việt, “Lòng nhân ái của Bác Hồ” là tác phẩm tâm đắc nhất của ông trong suốt cuộc đời làm công tác xuất bản. Một tập hợp những câu chuyện nhỏ mà tác giả dày công nghiên cứu, tìm hiểu đã lay động biết bao trái tim độc giả, cho thấy một khía cạnh rất đời thường mà cũng rất vĩ đại của vị cha già kính yêu.

'Bác ơi, tim Bác mênh mông thế'…

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1951).
(PLVN) - “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông, mọi kiếp người”… Nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên trong những câu thơ chan chứa về lòng nhân ái bao la của Bác như thế… Năm 1990, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Trong rất nhiều điều vĩ đại làm nên nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, là tình yêu bao la của Bác dành cho nhân loại, cho mỗi kiếp người…

Thế giới ngợi ca Người - Danh nhân Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón chào khi đến thăm thành phố Novosibirsk, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô (nay là Liên bang Nga), ngày 10 tháng 7 năm 1955. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại không chỉ đối với Nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè yêu chuộng tự do và hòa bình trên thế giới. Người là một nhân vật lịch sử được yêu thích khắp năm châu không chỉ bởi tài năng lỗi lạc mà còn bởi phẩm chất đạo đức trong sáng, đẹp đẽ, kết tinh những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Việt trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Theo dấu hành trình cách mạng của Bác Hồ qua bưu ảnh và tem

Người dân đến tham quan triển lãm “Hành trình theo chân Bác Hồ qua bưu ảnh”.
(PLVN) - Thông qua bưu ảnh và những con tem quý giá của nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc, người xem dường như bước vào một cuộc hành trình theo dấu chân Bác từ những ngày Bác còn niên thiếu cho đến trưởng thành, ra hải ngoại, làm cách mạng, lãnh đạo đất nước. Dường như những trang sử hào hùng cũng được mở ra từ những bức ảnh và con tem bé nhỏ.

Mùa tỏi cô đơn

Mùa tỏi cô đơn
(PLVN) - Mỗi khi tàu nhả khói chạm vào vòm cây xà cừ cổ thụ chỗ nền ga Điềm cũ sẽ rúc những hồi còi dài dằng dặc, tiếng bánh sắt lăn rình rùng trên đường ray. Đường gạch chật chưỡng dưới chân Miên.

Hãy níu nhau thêm một chút…

Hãy níu nhau thêm một chút…
(PLVN) - Cuộc sống thời số hóa, mọi buồn vui, hạnh phúc, hỉ nộ ái ố với nhiều người đều ăm ắp trên mạng xã hội… Nhưng có một cô gái đã chết khô trên sofa đã hơn một năm trong căn hộ tại một chung cư ở Hà Nội lại không có - dù chỉ là một kết nối thực...

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Hướng tâm về Đức Phật, vì mọi người mà phục vụ

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội. (Ảnh: giacngo.vn).
(PLVN) -  Nhân dịp Đại lễ Phật đản, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội mong muốn tất cả mọi người hãy hướng tâm về Đức Phật, lấy đạo hạnh của Ngài để soi rọi bản thân, sống vô ngã vị tha, vì mọi người mà phục vụ.